Sát hạch lái xe đối với người khuyết tật được quy định như thế nào? Người khuyết tật khi thi bằng lái có phải nộp phí thi không?
Sát hạch lái xe đối với người khuyết tật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 12/2025/TT-BCA quy định sát hạch lái xe đối với người khuyết tật như sau:
Sát hạch lái xe đối với người khuyết tật
1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1 điều khiển xe mô tô ba bánh
a) Thí sinh thực hiện sát hạch lý thuyết và sát hạch lái xe trong hình theo nội dung và quy trình quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên chấm điểm trực tiếp;
b) Hình sát hạch theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động
a) Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: thí sinh thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch quy định tại Điều 4 Thông tư này; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;
b) Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật, trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: thí sinh thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch quy định tại Điều 4 Thông tư này; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe.
Theo đó, sát hạch lái xe đối với người khuyết tật được quy định:
- Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1 điều khiển xe mô tô ba bánh
+ Thí sinh thực hiện sát hạch lý thuyết và sát hạch lái xe trong hình theo nội dung và quy trình quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 12/2025/TT-BCA; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên chấm điểm trực tiếp;
+ Hình sát hạch theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
- Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động:
+ Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: thí sinh thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BCA; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;
+ Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật, trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: thí sinh thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BCA sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe.
Sát hạch lái xe đối với người khuyết tật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật khi thi bằng lái có phải nộp phí thi không?
Hiện nay, chưa có quy định về việc miễn giảm lệ phí thi bằng lái đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, căn cứ tại phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định phí sát hạch lái xe như sau:
STT | Tên phí, Lệ phí | Đơn vị tính | Mức thu (Đồng) |
... | ... | ... | ... |
3 | Phí sát hạch lái xe | ||
a | Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe A1, A2, A3, A4: | ||
- Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành | Lần Lần | 60.000 70.000 | |
b | Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): | ||
- Sát hạch lý thuyết | Lần | 100.000 | |
- Sát hạch thực hành trong hình | Lần | 350.000 | |
- Sát hạch thực hành trên đường giao thông | Lần | 80.000 | |
- Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | Lần | 100.000 |
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định về vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghiên cứu khoa học: Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ hay không?
- Tiểu mục 1702 là gì? Loại hàng hóa nào khi nhập khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng?
- Chính sách đối với người có tài năng thôi áp dụng khi người có tài năng yêu cầu theo nghị định 179?
- Top 4 Viết đoạn văn giới thiệu quê hương em hoặc nơi em ở? Mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học là gì?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) ra sao?