Sau bao lâu thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết đối với người đi tắm biển đã bị tuyên bố mất tích?
- Sau bao lâu thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết đối với người đi tắm biển đã bị tuyên bố mất tích?
- Trường hợp nào phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết?
- Mối quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết có được khôi phục sau khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định hay không?
Sau bao lâu thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết đối với người đi tắm biển đã bị tuyên bố mất tích?
Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết (Hình từ Internet)
Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Căn cứ trên quy định các trường hợp mà người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết, cụ thể:
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
Như vậy, trường hợp người đi tắm biển bị sóng cuốn trôi mất tích và đã được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích nhưng sau 03 năm mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.
Trường hợp nào phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết?
Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp nào phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau:
Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
...
Như vậy, khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Mối quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết có được khôi phục sau khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định hay không?
Theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
...
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
...
Căn cứ trên quy định mối quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục sau khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ 02 trường hợp sau đây:
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ công chức cấp xã mới nhất 2025? Chi tiết tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể ra sao?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 cho khách hàng đối tác? Tiền lương làm ngày lễ 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5?
- Lịch ngày tốt tháng 5 năm 2025 tài lộc may mắn khai trương, động thổ, xây nhà, cưới hỏi? Ngày đẹp tháng 5 năm 2025?
- Italian Brainrot là gì? Meme Italian Brainrot là gì? Đu trend meme Italian brainrot chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?
- Lời chúc cho người yêu là quân nhân ngày Giải phóng Miền Nam 30 4? 10 Hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam?