Sau sáp nhập tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập bao nhiêu Sở và tương đương theo Công văn 03?
Sau sáp nhập tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập bao nhiêu Sở và tương đương theo Công văn 03?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức sau sáp nhập tỉnh cụ thể như sau:
II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
1.1. Về cơ cấu tổ chức
a) Cơ bản giữ nguyên như mô hình cấp tỉnh hiện nay, cụ thể như sau:
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).
- HĐND cấp tỉnh tổ chức 3 - 4 ban chuyên môn giúp việc. Theo đó, HĐND tỉnh thành lập 03 Ban, gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc); HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập 04 Ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.
- UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 Sở và tương đương (riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tối đa 15 Sở và tương đương) theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì sau sáp nhập tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được tổ chức tối đa 14 Sở và tương đương theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh được tổ chức tối đa 15 Sở và tương đương theo quy định của Chính phủ.
Sau sáp nhập tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập bao nhiêu Sở và tương đương theo Công văn 03? (Hình từ Internet)
05 Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giữ nguyên tên gọi theo Công văn 05?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần I Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 có quy định về bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Theo đó, đối với các Sở chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh sẽ được giữ nguyên tên gọi, cụ thể bao gồm:
(1) Giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
(2) Giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ.
(3) Giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Trường hợp thực hiện phương án sáp nhập Sở Quy hoạch - Kiến vào Sở Xây dựng thì giữ nguyên tên Sở Xây dựng.
(4) Giữ nguyên tên Sở Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ.
(5) Giữ nguyên tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, việc thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ.
Các Sở, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như định hướng tại Công văn số 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh; Sở Du lịch; Sở Quy hoạch và Kiến trúc (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội), Sở An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù).
Nguyên tắc tổ chức các Sở chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc tổ chức các Sở chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được pháp luật quy định bao gồm:
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cấp huyện.
- Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở, phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì cấp tỉnh, cấp huyện có tổ chức tương ứng.
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
- Không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan cấp trên đặt tại địa bàn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước?
- Quá trình sáp nhập tổ chức tín dụng phải đảm bảo điều gì trong việc chuyển nhượng, mua bán tài sản?
- Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng như thế nào? Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam không?
- Học sinh cấp 2 đạt bao nhiêu điểm để được xếp loại học sinh giỏi cuối năm? 07 hành vi mà học sinh cấp 2 không được làm là gì?
- Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Xây dựng và các Cục của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?