Sinh viên đại học ở kỳ học thứ nhất có 60% số tín chỉ không đạt thì bị xử lý ra sao? Số tín chỉ tối thiểu mà sinh viên cần phải đảm bảo là bao nhiêu?
Sinh viên đại học ở kỳ học thứ nhất có 60% số tín chỉ không đạt thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Như vậy, trường hợp sinh viên đại học ở kỳ học thứ nhất có 60 phần trăm số tín chỉ không đạt thì bị xử lý bằng cách cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập.
Sinh viên đại học ở kỳ học thứ nhất có 60 phần trăm số tín chỉ không đạt thì bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Số tín chỉ tối thiểu mà sinh viên đại học cần phải đảm bảo là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập như sau:
Khối lượng học tập
1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
a) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
b) Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Theo quy định trên thì sinh viên đại học phải học tối thiểu 120 tín và phải cộng thêm với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh.
Như vậy, tức nghĩa rằng số tín chỉ tối thiểu mà sinh viên đại học cần phải đảm bảo là 120 tín chỉ và tối đa là hơn 120 tín chỉ.
Chương trình đào tạo trường đại học có cần phải đủ các học phần bắt buộc không?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
...
Theo đó, chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần, trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chương trình đào tạo trường đại học sẽ cần phải đủ các học phần bắt buộc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm?
- Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và cách tính điểm theo Thông tư 03? Quy trình thực hiện phương pháp đánh giá tính điểm?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?