Sở Tư pháp là cơ quan gì? Người đứng đầu Sở Tư pháp sẽ do cơ quan nào bổ nhiệm theo Nghị định 45?
Sở Tư pháp là cơ quan gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2025/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng của sở
Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
1. Sở Nội vụ
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; cải cách hành chính; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên; lao động, tiền lương; việc làm; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bình đẳng giới.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo trong trường hợp không thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo.
2. Sở Tư pháp
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; nuôi con nuôi; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; công chứng, chứng thực; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; thừa phát lại; đăng ký biện pháp bảo đảm; bồi thường nhà nước; pháp chế; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật;
- Theo dõi việc thi hành pháp luật;
- Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở;
- Hộ tịch;
- Quốc tịch;
- Nuôi con nuôi;
- Luật sư, tư vấn pháp luật;
- Trợ giúp pháp lý;
- Công chứng, chứng thực;
- Giám định tư pháp;
- Đấu giá tài sản;
- Trọng tài thương mại;
- Hòa giải thương mại;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
- Thừa phát lại;
- Đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Bồi thường nhà nước;
- Pháp chế;
- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp là cơ quan gì? Người đứng đầu Sở Tư pháp sẽ do cơ quan nào bổ nhiệm theo Nghị định 45? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu Sở Tư pháp sẽ do cơ quan nào bổ nhiệm theo Nghị định 45?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở và số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở
a) Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cấp phó của người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở, giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy quyền thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
...
Như vậy, người đứng đầu Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Tư pháp có thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của sở
...
5. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
6. Quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Sở Tư pháp thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì?
- Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là gì? Hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ gì trong thi đua và khen thưởng?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 18 5 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 18 5 2025? 12 cung hoàng đạo ngày 18 5 2025 thế nào?
- Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là ai theo quy định?
- Quyết định 1733 sửa đổi, bổ sung Quyết định 391 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?