Stt hay về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT 17 5 có phải ngày lễ lớn?
Stt hay về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT 17 5 có phải ngày lễ lớn?
Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT hay Ngày Quốc tế chống kỳ thị người đồng tính, song tính và chuyển giới được tổ chức vào ngày 17 5 hằng năm. Và theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì ngày này không thuộc các ngày lễ lớn trong nước.
Tham khảo Stt hay về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT 17 5 dưới đây:
- Yêu thương không giới hạn, cùng nhau xóa bỏ mọi rào cản kỳ thị LGBT. - Tôn trọng sự khác biệt, đó là sức mạnh của một xã hội văn minh. Chấm dứt kỳ thị LGBT. - Tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền sống được tôn trọng, bảo vệ và yêu thương, LGBT cũng thế. - Hãy sống như những đóa hoa, lan tỏa hương thơm đến cộng đồng LGBT cùng mình nhé. - Dù bạn là ai, dù người khác nói về bạn như thế nào cũng không quan trọng, chỉ cần được sống là chính mình. - 17 tháng 5, Ngày thế giới đứng lên vì một tương lai bình đẳng cho cộng đồng LGBT. - Hãy lan tỏa yêu thương và chấp nhận. Kỳ thị không có chỗ đứng trong trái tim nhân ái. - Chúng ta đều xứng đáng được yêu và được sống thật với bản thân. Vì một thế giới bình đẳng, không kỳ thị LGBT. - Chúc mừng ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT. Hãy để tiếng nói của sự bình đẳng vang xa hơn bao giờ hết. - Hãy tự do thể hiện bản thân mà không sợ hãi. Hãy cứ sống là chính mình rồi ai cũng sẽ được yêu thương. |
Lưu ý: Thông tin "Stt hay về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT 17 5 có phải ngày lễ lớn?" chỉ mang tính chất tham khảo
Stt hay về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT 17 5 có phải ngày lễ lớn? (Hình từ Internet)
Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, kỳ thị LGBT bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
Và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Đối chiếu với các quy định trên, nếu cá nhân có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, kỳ thị LGBT thì có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, buộc phải xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm của mình, trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu.
Pháp luật không cho phép chuyển đổi giới tính trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc xác định lại giới tính
1. Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
2. Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
3. Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
Theo quy định trên thì việc xác định lại giới tính phải bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc xác định lại giới tính như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm
1. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
2. Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.
4. Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
Như vậy, mặc dù pháp luật cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị nghiêm cấm.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google thế nào? Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Vesak là gì?
- Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn thì sẽ giải quyết như thế nào?
- Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào?
- Hình vẽ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hình vẽ Lăng Bác Hồ? 12 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản Lý Lăng Chủ tịch HCM?
- Thông tư 23/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328 năm 2016 về thu và quản lý các khoản thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước thế nào?