Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì? Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì?
Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BCT quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ sở hữu công trình điện lực là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình phát điện, trạm điện, truyền tải điện, phân phối điện.
2. Đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực là đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động điện lực được Chủ sở hữu công trình điện lực giao nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình phát điện, trạm điện, truyền tải điện, phân phối điện.
3. Người vận hành, thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây tải điện hoặc thiết bị điện là người lao động của các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, xây lắp điện, dịch vụ sửa chữa, sử dụng điện để sản xuất (có trạm điện riêng) trực tiếp thực hiện các công việc vận hành, thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây tải điện hoặc thiết bị điện.
4. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào kết cấu kim loại của hàng rào, vật cản, vật che chắn (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ.
5. Tổ chức kiểm định là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện được Bộ Công Thương chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và có chức năng đánh giá, công nhận các thiết bị, dụng cụ điện đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Theo đó, sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp được hiểu là việc dùng nguồn điện có điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào kết cấu kim loại của hàng rào, vật cản, vật che chắn (gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ.
Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì? Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì? (Hình từ internet)
Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì?
Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BCT cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Được Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng (đối với đơn vị quân đội) cho phép theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt hàng rào điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BCT.
- Chỉ được phép đưa hàng rào điện vào sử dụng khi chủ đầu tư đã hoàn thành công tác nghiệm thu theo quy định, đã bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến xây dựng hệ thống hàng rào điện cho đơn vị quản lý vận hành và đơn vị quản lý vận hành đã bố trí đủ nhân sự theo quy định.
- Trước khi đưa hàng rào điện vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy trình, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống hàng rào điện và quy trình an toàn điện.
Vật dẫn điện sử dụng làm hàng rào điện phải bảo đảm những yêu cầu kỹ thuật gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BCT thì vật dẫn điện sử dụng làm hàng rào điện phải bảo đảm những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Vật liệu làm vật dẫn cho hàng rào điện có thể là tấm, lưới hoặc dây, thanh kim loại. Nếu sử dụng dây thép mạ hoặc lưới thép, tiết diện dây không nhỏ hơn 6 mm2. Trường hợp sử dụng dây đồng hoặc dây nhôm phải có tiết diện không nhỏ hơn 10 mm2. Dây dẫn đơn không được có mối nối ở giữa khoảng trụ. Trường hợp cần nối thì 2 đầu dây phải quấn cố định quanh cổ sứ cách điện, sau đó mới nối 2 đầu dây bằng kẹp nối, tết xoắn hoặc bằng phương pháp hàn.
- Vật dẫn điện phải được gắn cố định, chắc chắn trên sứ cách điện. Khoảng cách giữa hai sứ đỡ một vật dẫn theo chiều dài không được quá 5 m. Khoảng cách giữa hai vật dẫn của hai pha liền kề hoặc giữa pha với đất không quá 0,20 m.
- Sứ cách điện thông thường không được đặt nghiêng quá 45 độ so với phương thẳng đứng. Trường hợp cần đặt sứ nghiêng quá 45 độ phải sử dụng loại sứ có cách điện tăng cường.
Lưu ý: Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt an toàn, tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, không gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống, bảo đảm vững chắc trong điều kiện mưa bão và đảm bảo mỹ quan.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc cơ quan nào? Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân không?
- Cơ quan nào có quyền xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?
- Các loại hội nghị và cuộc họp của Bộ Tài chính theo Quyết định 1018? Nguyên tắc tổ chức các cuộc họp của Bộ Tài chính?
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?