Sự kiện nổi bật ngày 17 tháng 5? Sự kiện trong nước 17 5? Sự kiện thế giới 17 5? 17 5 có phải lễ lớn?
Sự kiện nổi bật ngày 17 tháng 5? Sự kiện trong nước ngày 17 tháng 5? Sự kiện thế giới ngày 17 tháng 5?
Tham khảo một số sự kiện nổi bật ngày 17 tháng 5 dưới đây
Sự kiện trong nước ngày 17 tháng 5
(1) Ông Thái Phiên sinh nǎm 1882 ở làng Nghệ An, huyện Hoà Vang, nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Ông vận động thanh niên xuất dương du học, ủng hộ Duy Tân hội của Phan Bội Châu. Ông Thái Phiên đã cùng Trần Cao Vân lãnh đạo vận động khởi nghĩa nǎm 1916 và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa chống Pháp. Việc bại lộ, ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân bị giặc Pháp bắt vào ngày 17 tháng 5 năm 1916, hai ông bị chém ở phía Bắc thành phố Huế.
(2) Từ ngày 17 tháng 5 năm 1958, Hồ Chủ tịch đã tới ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch cho đến khi qua đời.
(3) Ngày 17 tháng 5 năm 1967, quân và dân tỉnh Nghệ An đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1900 trên miền Bắc nước ta
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sự kiện thế giới ngày 17 tháng 5
(1) Ngày 17 tháng 5 năm 1873 là ngày sinh của Hǎngri Bácbuýt (Henri Barbusse). Ông là nhà vǎn nổi tiếng của Pháp. Ông giữ vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền và phát triển tư tưởng vǎn học theo đường hướng hiện thực XHCN. Ông qua đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1935.
(2) Ngày 17 tháng 5 năm 1935, nhạc sĩ Pháp Pôn Đuycax qua đời tại Pari. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1865, là đại biểu nổi bật nhất của âm nhạc chủ nghĩa ấn tượng ở Pháp. Ông viết nhiều thể loại âm nhạc đa dạng, phổ biến hơn cả là ôpêra "Arian và râu xanh" và bản "Xkecđô - Học trò phù thuỷ".
(3) Ngày 17 tháng 5 hằng năm là Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT - International Day Against Homophobia and Transphobia)
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sự kiện nổi bật ngày 17 tháng 5? Sự kiện trong nước 17 5? Sự kiện thế giới 17 5? 17 5 có phải lễ lớn? (Hình từ Internet)
Ngày 17 tháng 5 có phải lễ lớn?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 17 tháng 5 không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày 17 tháng 5?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 17 tháng 5 do ngày 17 tháng 5 không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày 17 tháng 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày 17 tháng 5 thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày 17 tháng 5, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Định danh điện tử doanh nghiệp là gì? Có bắt buộc định danh điện tử doanh nghiệp để làm các thủ tục hành chính công trực tuyến không?
- Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?
- Nơi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở đâu? Mục đích, yêu cầu lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác?
- Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng? Mẫu File theo dõi công trình xây dựng mới nhất thế nào?
- Công văn 5624/NTL-QLND2 hướng dẫn NNT lập hoá đơn ghi đầy đủ nội dung bắt buộc như thế nào?