Sự kiện nổi bật ngày 6 tháng 5? Sự kiện trong nước 6 5? Sự kiện thế giới 6 5? 6 5 có phải lễ lớn?
Sự kiện nổi bật ngày 6 tháng 5? Sự kiện trong nước ngày 6 tháng 5? Sự kiện thế giới ngày 6 tháng 5?
Tham khảo một số sự kiện nổi bật ngày 6 tháng 5 dưới đây
Sự kiện trong nước ngày 6 tháng 5
(1) Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
(2) Ngày 6 tháng 5 năm 1911, nhà báo Hồng Chương tên thật là Trần Chương ra đời tại Quảng Trị và mất tại Hà Nội ngày 18/3/1989. Ông tham gia phong trào Mặt trận dân chủ từ nǎm 1937, đã từng bị đế quốc Pháp bắt, kết án tù 2 lần và đày đi Buôn Ma Thuột. Sau Cách mạng tháng Tám, đến khi qua đời, lần lượt làm Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc Trung Bộ, Đội trưởng Đội biệt động đường số 9 (Quảng Trị), Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt nam.
(3) Ngày 6 tháng 5 năm 1912, nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng ra đời. Trước nǎm 1945 ông đã tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ vǎn hoá cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là một trong những người đứng ra lập Hội Vǎn nghệ Việt Nam góp phần xây dựng nền Vǎn nghệ kháng chiến từ buổi đầu. Ông cũng là người sáng lập đồng thời là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng - Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi đầu tiên dưới chế độ mới. Ông mất ngày 25/7/1960 khi mới 48 tuổi.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sự kiện thế giới ngày 6 tháng 5
(1) Ngày 6 tháng 5 năm 1942, tại Tôkyô Chính phủ Pháp và Nhật ký kết hiệp ước về quan hệ kinh tế giữa Nhật và Đông Dương. Các vǎn bản được ký kết bao gồm:
(i) Hiệp ước về cư trú và hàng hải
(ii) Hiệp ước về quan thuế và thương mại
(2) Ngày 6 tháng 5 năm 1994, Nữ hoàng Anh Elizabét II và Tổng thống Pháp Mittơrǎng cắt bǎng khánh thành con đường hầm xuyên qua đáy biển Mǎngsơ nối liền Anh và Pháp.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sự kiện nổi bật ngày 6 tháng 5? Sự kiện trong nước 6 5? Sự kiện thế giới 6 5? 6 5 có phải lễ lớn? (Hình từ Internet)
Ngày 6 tháng 5 có phải lễ lớn?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
=> Như vậy, ngày 6 tháng 5 không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày 6 tháng 5?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 6 tháng 5 do ngày 6 tháng 5 không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày 6 tháng 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày 6 tháng 5 thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày 6 tháng 5, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Xe ô tô có được phép quay đầu xe trong hầm đường bộ không? Xe ô tô quay đầu xe trong hầm đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Ngày 15 tháng 5 là ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đúng không? Ý nghĩa của ngày 15 tháng 5 năm 1941?
- Viết đoạn văn tả cảnh đẹp non sông Việt Nam lớp 4? Đoạn văn tả cảnh đẹp non sông Việt Nam lớp 4 chọn lọc, sinh động?
- Met Gala là gì? Chủ đề của Met Gala năm nay? Quỹ xã hội, quỹ từ thiện có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
- Ngày 9 tháng 5 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 5 là ngày mấy âm lịch? Ngày 9 tháng 5 có phải ngày lễ tết mà người lao động được nghỉ không?