Sự kiện nổi bật ngày 9 tháng 5? Sự kiện trong nước 9 5? Sự kiện thế giới 9 5? 9 5 có phải lễ lớn?
Sự kiện nổi bật ngày 9 tháng 5? Sự kiện trong nước ngày 9 tháng 5? Sự kiện thế giới ngày 9 tháng 5?
Tham khảo một số sự kiện nổi bật ngày 9 tháng 5 dưới đây
Sự kiện trong nước ngày 8 tháng 5
(1) Ngày 9 tháng 5 năm 1972, Mỹ phong toả miền Bắc nước ta lần thứ hai. Chỉ trong vòng 10 ngày, chúng đã rải 43 bãi thuỷ lôi với hàng nghìn quả trên cửa sông, cửa biển, hải cảng, đường hàng hải quốc tế, các khu chuyển tải và vùng ven biển miền Bắc nước ta.
(2) Ngày 9 tháng 5 năm 1968, Nhà văn Nguyễn Thi (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn) hy sinh trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
(3) Ngày 9 tháng 5 năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập Đạo luật 10-59 đưa máy chém đi khắp miền Nam để tàn sát các chiến sĩ Cách mạng và đồng bào yêu nước.
(4) Ngày 9 tháng 5 năm 1971, hàng triệu đồng bào Phật tử ở Sài Gòn và nhiều tỉnh miền Nam đến các chùa để cầu nguyện hoà bình, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược.
(5) Ngày 9 tháng 5 năm 1985 cầu Thăng Long chính thức thông xe và đưa vào sử dụng. Trước đó, vào ngày 1 tháng 11 năm 1978, Công trình cầu Thăng Long được khởi công với sự viện trợ của Trung Quốc, nhưng rồi bị bỏ dở. Trên cơ sở hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Liên Xô ký ngày 1 tháng 11 năm 1978, Liên Xô nhận viện trợ và giúp Việt Nam xây dựng cầu Thăng Long.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sự kiện thế giới ngày 9 tháng 5
Ngày 9 tháng 5 năm 1945 là Ngày Chiến thắng Phát xít Đức, cụ thể quân Đồng minh chiến thắng phe phát xít trong Thế chiến thứ hai.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sự kiện nổi bật ngày 9 tháng 5? Sự kiện trong nước 9 5? Sự kiện thế giới 9 5? 9 5 có phải lễ lớn? (Hình từ Internet)
Ngày 9 tháng 5 có phải lễ lớn?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 9 tháng 5 không phải là ngày lễ lớn của đất nước
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày 9 tháng 5?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 tháng 5 do ngày 9 tháng 5 không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày 9 tháng 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày 9 tháng 5 thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày 9 tháng 5, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
.jpg)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lời nhận xét theo Thông tư 27 lớp 3 cuối học kì 2 năm 2025? Lời nhận xét cuối học kì 2 lớp 3 theo Thông tư 27?
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không áp dụng đối với tài sản nào?
- Chính phủ đề xuất tăng mức lương cơ sở trong trường hợp nào? Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
- Giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025)?
- Lịch cúp điện Tây Ninh ngày 9 và 10 tháng 5 2025? Lịch cúp điện Tây Ninh ngày 9 và 10 tháng 5 năm 2025 chi tiết ra sao?