Sửa đổi Nghị định 178: cán bộ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy được hưởng chính sách gì?
Sửa đổi Nghị định 178: cán bộ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy được hưởng chính sách gì?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) có quy định như sau:
Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp cán bộ lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Sửa đổi Nghị định 178: cán bộ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy được hưởng chính sách gì? Các chính sách chế độ tại Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là gì? (Hình từ Internet)
Các chính sách chế độ tại Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là gì?
Các chính sách chế độ tại Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 được quy định tại Chương II Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2025/NĐ-CP), cụ thể như sau:
(1) Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy;
(2) Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
(3) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm;
(4) Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác;
(5) Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP;
(6) Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động quy định tại điểm a, điểm c và điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP;
(7) Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy;
(8) Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở;
(9) Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội;
(10) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp;
(11) Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.
Trên đây là 11 chính sách, chế độ mới nhất tại Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178.
Nguyên tắc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?
Nguyên tắc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.
(2) Bảo đảm không làm gián đoạn việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 29 tháng 4: Tổng hợp mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá thu tiền gửi xe trong tối ngày 29 tháng 4?
- Trinh sát đặc nhiệm Tổng Cục 2 là gì? Trinh sát đặc nhiệm có thuộc danh mục nghề đào tạo được Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí?
- Tháng 4 âm lịch: Phật giáo có 5 ngày lễ quan trọng? Tháng 4 âm lịch năm Ất Tỵ rơi vào thời gian nào? Tháng 4 âm lịch có các ngày lễ lớn nào?
- Giá vé Metro Bến Thành TPHCM ngày 30 4 2025? Tàu Metro Tuyến số 1 Bến Thành Suối Tiên dịp lễ 30 4 2025 giá vé bao nhiêu?
- Quy định việc treo Quốc kỳ Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam?