Sửa đổi nhiệm vụ thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo điều gì? Hồ sơ thiết kế xây dựng phải đảm bảo yêu cầu quy cách gì?
Sửa đổi nhiệm vụ thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo điều gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
...
3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng, tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu sử dụng dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chấp thuận bằng văn bản riêng hoặc tại nhiệm vụ thiết kế đối với nhiệm vụ thiết kế được thuê lập theo khoản 1 của Điều này.
Theo đó, sửa đổi nhiệm vụ thiết kế xây dựng nhằm đáp ứng điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu sử dụng dự án đầu tư xây dựng công trình.
Sửa đổi nhiệm vụ thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo điều gì? Hồ sơ thiết kế xây dựng phải đảm bảo yêu cầu quy cách gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thiết kế xây dựng phải đảm bảo yêu cầu quy cách gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng như sau:
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
1. Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan theo từng bước thiết kế quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 40 Nghị định này.
2. Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Đối với trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức, bản vẽ phải được ký và đóng dấu của tổ chức theo quy định.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được đóng thành tập hồ sơ, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
4. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.
Theo đó, hồ sơ thiết kế xây dựng đảm bảo quy cách phải được đóng thành tập hồ sơ, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở cần kèm theo văn bản pháp lý gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
...
2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm:
a) Tờ trình thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này;
b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo; Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy) và các văn bản khác có liên quan.
Thủ tục về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định 05 ngày;
c) Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định;
d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);
...
Theo đó, hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở cần kèm theo văn bản pháp lý sau đây:
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt;
+ Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo;
+ Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu);
+ Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy).
+ Các văn bản khác có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm những ai? Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào?
- Cục Bản quyền tác giả có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa không?
- Thời gian lái xe an toàn đối với người học lái xe để nâng hạng giấy phép lái xe hạng B lên D2 là bao lâu?
- Link thi Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai 2025? Thi trực tuyến Pháp luật với mọi người Lào Cai 2025 ở đâu?
- Mẫu minh chứng Thông tư 20 2018 TT BGDĐT cập nhật mới nhất năm 2025 theo hướng dẫn tại Công văn 4530 ra sao?