Sứa lửa đốt người bằng cách nào? Triệu chứng khi bị đốt? 10 Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh?
Sứa lửa đốt người bằng cách nào? Triệu chứng khi bị sứa lửa đốt?
Sứa lửa đốt người sẽ gây ra những vết đau đớn và nguy hiểm cho người tắm biển, nhất là mùa hè. Mùa sứa lửa thường xuất hiện ở biển từ tháng 4 đến hết tháng 8 hàng năm.
Sứa lửa đốt bằng cách quật các xúc tu (gọi nôm na là râu sứa) vào người tắm biển.
Khi bị sứa lửa đốt, triệu chứng đầu tiên là đau và bỏng rát (bỏng rát như lửa đốt, đau nhói như kim châm tại vùng cơ thể bị sứa đốt). Sau đó, các vết quật của sứa lửa đốt trên cơ thể có màu đỏ hoặc nâu tím, phồng rộp, nổi bọng nước. Trường hợp nặng, vị trí cơ thể người bị sứa lửa đốt sẽ sưng phù, xuất huyết dưới da. Triệu chứng có thể kéo dài đến 1-2 tuần. Tiếp đến, người bị sứa lửa đốt phát ban và sưng tấy chỗ vết thương, nặng hơn là khó thở, buồn nôn, nôn mửa, tăng nhịp tim, đau ngực và sốc phản vệ
*Thông tin Sứa lửa đốt người bằng cách nào/Triệu chứng khi bị sứa lửa đốt trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sứa lửa đốt người bằng cách nào? Triệu chứng khi bị sứa lửa đốt? (Hình từ Internet)
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh của người bị sứa lửa đốt là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền được khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh
1. Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
2. Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, quyền được khám bệnh, chữa bệnh của người bị sứa lửa đốt bao gồm:
- Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
- Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10 Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, 10 Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
(1) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
(2) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
- Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
(3) Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(4) Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
(5) Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
(6) Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
(7) Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
(8) Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
(9) Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
(10) Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo Tổng kết công tác nữ công mới nhất? Ban nữ công công đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Quan hệ tình dục tại nơi làm việc bị tử vong có được coi là tai nạn lao động không? Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động?
- Danh sách các trường xét học bạ 2025 miền Nam, miền Bắc? Các trường đại học xét học bạ 2025 miền Nam, miền Bắc ra sao?
- Thông báo 237/TB-CT tạm dừng ứng dụng Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử từ 23 5 để chuyển đổi hệ thống?
- Tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non lên 45 đến 80% dự kiến? Tăng 10% phụ cấp cho giáo viên mầm non trong trường hợp nào?