Tác phẩm tuyển chọn có phải là tác phẩm phái sinh không? Xâm phạm quyền tác giả khi thực hiện tác phẩm phái sinh là hành vi như thế nào?
Tác phẩm tuyển chọn có phải là tác phẩm phái sinh không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tác phẩm phái sinh như sau:
Tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có, bao gồm:
1. Tác phẩm dịch là tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm được dịch.
2. Tác phẩm phóng tác là tác phẩm mô phỏng theo nội dung của tác phẩm được phóng tác, có thể được chuyển từ thể loại này sang thể loại khác hoặc sửa đổi trong cùng một thể loại, bao gồm cả sửa đổi bố cục tác phẩm để làm cho tác phẩm phù hợp với điều kiện khác nhau của việc khai thác, sử dụng.
3. Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được soạn ra từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.
4. Tác phẩm chú giải là tác phẩm được sáng tạo từ việc làm rõ nghĩa và nội dung một số từ, câu hoặc sự kiện, điển tích, địa danh nêu tại tác phẩm được chú giải.
5. Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm được chọn lọc từ các tác phẩm đã có của một hoặc nhiều tác giả theo thời gian hoặc chủ đề nhất định, bao gồm cả tác phẩm tuyển tập, hợp tuyển.
6. Tác phẩm cải biên là tác phẩm được soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thức diễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầu nhất định trong trường hợp cụ thể.
...
Theo đó, tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm được chọn lọc từ các tác phẩm đã có của một hoặc nhiều tác giả theo thời gian hoặc chủ đề nhất định, bao gồm cả tác phẩm tuyển tập, hợp tuyển.
Bên cạnh đó, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác (căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Như vậy, tác phẩm tuyển chọn là một loại thuộc tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm tuyển chọn có phải là tác phẩm phái sinh không? Xâm phạm quyền tác giả khi thực hiện tác phẩm phái sinh là hành vi như thế nào? (Hình Từ Internet)
Xâm phạm quyền tác giả khi thực hiện tác phẩm phái sinh là hành vi như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả như sau:
Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả
1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
...
b) Xâm phạm quyền đứng tên, nêu tên trên tác phẩm: Mạo danh tác giả, giả mạo tên, chữ ký tác giả, không nêu hoặc cố ý nêu sai tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm khi khai thác, sử dụng;
c) Xâm phạm quyền công bố tác phẩm: Công bố tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả; chiếm đoạt quyền tác giả;
d) Xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: Xuyên tạc tác phẩm; sửa đổi, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
đ) Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: Tác phẩm đã có được sử dụng làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
e) Xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Biểu diễn, đọc, trưng bày, triển lãm, trình chiếu, trình diễn tác phẩm tại nơi công cộng hoặc nơi bán vé, thu tiền vào cửa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 và Điều 25a của Luật Sở hữu trí tuệ;
g) Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: Nhân bản, tạo bản sao tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật; sao chép phần tác phẩm, trích đoạn, lắp ghép mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20, các điều 25 và 25a của Luật Sở hữu trí tuệ;
...
Theo đó, xâm phạm quyền tác giả khi thực hiện tác phẩm phái sinh là hành vi sử dụng tác phẩm đã có làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật
Thực hiện tác phẩm phái sinh không được sự đồng ý của tác giả thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh như sau:
Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sẽ áp dụng đối với trường hợp thực hiện tác phẩm phái sinh không được sự đồng ý của tác giả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc mừng bạn bè có công việc mới? Lời chúc công việc thuận lợi, nhiều may mắn? Có thể tìm kiếm việc làm bằng cách nào?
- Mẫu Báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của chi bộ? Hướng dẫn một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ theo Quy định 232?
- Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng cải tạo nhà ở mới nhất là mẫu nào? Nội dung cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng?
- Cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Cục Dự trữ Nhà nước là ai?
- Quy định mới về các bên liên kết có giao dịch liên kết theo Nghị định 20? Giao dịch liên kết được áp dụng theo nguyên tắc nào?