Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí nào? Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí nào?
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.
b) Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sau đây:
- Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ;
- Chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ;
- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Ngoài ra, Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí nào? Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí nào? (Hình từ Internet)
Không hạch toán vào tài khoản 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang những chi phí nào?
Căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 27 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định không hạch toán vào tài khoản 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang những chi phí sau đây:
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí tài chính;
- Chi phí khác;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Chi sự nghiệp, chi dự án;
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.
Phương pháp vận dụng tài khoản 154 trong ngành dịch vụ ra sao?
Phương pháp vận dụng tài khoản 154 trong ngành dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 27 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
(1) Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ,...
Tài khoản này dùng để tập hợp tổng chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện.
(2) Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ khác...) vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, vận tải đường ống,...
Tài khoản 154 áp dụng cho ngành giao thông vận tải phải được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (vận tải hành khách, vận tải hàng hoá,...) theo từng doanh nghiệp hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.
(3) Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng.
Vì vậy, hàng tháng các doanh nghiệp vận tải ôtô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
(4) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
(5) Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch,...
(6) Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, tài khoản 154 phải mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: Hoạt động ăn, uống, dịch vụ buồng nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (giặt, là, cắt tóc, điện tín, thể thao,...).


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tiêu chuẩn cán bộ cấp xã sau sáp nhập 34 tỉnh thành theo Kết luận của Bộ Chính trị cần cụ thể hóa những phương diện nào?
- Công an cửa khẩu là ai? Khi nào công an cửa khẩu phải đeo số hiệu theo quy định của Bộ Công an?
- Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?
- 3+ Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: Nên cân bằng giữa việc học tập và hoạt động giải trí thế nào lớp 9?
- Câu hỏi đố vui về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Các hoạt động tuyên truyền trọng tâm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?