Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào? Trình tự thủ tục thanh lý theo Nghị định 84?
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa để tiếp tục sử dụng không có hiệu quả.
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải mới hoặc để đảm bảo giao thông, hoàn trả mặt bằng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc phạm vi quản lý.
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc phạm vi quản lý.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ.
...
Như vậy, đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ theo quy định.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào? Trình tự thủ tục thanh lý theo Nghị định 84? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo Nghị định 84?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 84/2025/NĐ-CP.
Hồ sơ thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thanh lý tài sản: bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị thanh lý theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 84/2025/NĐ-CP: bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): bản sao.
(2) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 84/2025/NĐ-CP xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp.
(3) Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản gồm: tên cơ quan quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản; địa chỉ; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng hoặc khối lượng hoặc chiều dài hoặc diện tích,...); nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản); lý do thanh lý; hình thức thanh lý.
(4) Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 84/2025/NĐ-CP, cơ quan quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi. Việc xử lý vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 22 Nghị định 84/2025/NĐ-CP.
Trường hợp nào tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải sẽ bị thu hồi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý.
b) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
c) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, cho mượn tài sản.
d) Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc trung ương quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc địa phương quản lý.
c) Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
...
Như vậy, việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý.
- Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
- Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, cho mượn tài sản.
- Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhựa kỹ thuật là gì? Cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm phải tuân thủ định mức sử dụng năng lượng hay không?
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?