Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại sao lợn có lòng se điếu?
Lòng se điếu là một dạng của lòng non lợn, có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn và trơn, có thành lòng dày và mặt bên trong tạo thành nhiều nếp gấp. Khi ăn, loại lòng này sẽ mang đến cảm giác dai giòn và ngọt khác biệt chứ không gây cảm giác ngấy như lòng non thông thường.
Lòng se điếu chính là đoạn lòng non của con lợn nhưng nó lại là một dạng đột biến. Được gọi là “Lòng se điếu” là bởi nó có hình dáng tựa như cái ống se điếu bát hút thuốc lào lâu năm bị đặc lại trong ống.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Bán lòng se điếu có sử dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 7 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm mà không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật hoặc không có bản tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm đến 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
...
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 20.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm.
...
Theo Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”.
Như vậy, nếu bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm thì có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm là gì?
Theo Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 9 tháng 5 là ngày gì? Người lao động được có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 tháng 5 không?
- Có phải treo cờ Tổ quốc ngày Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 1954 - 7 5 2025 hay không?
- 3+ Thư tặng mẹ nhân Ngày của mẹ? Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ và con cái là gì?
- Tổng hợp những đoạn văn hay viết về Bác Hồ chọc lọc? Những bài viết về Bác Hồ ngắn gọn, hay nhất?
- Công văn 8413-CV/BTGDVTW năm 2025 về một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp? Tải về Công văn 8413?