Tại sao mùa đông không có hiện tượng mưa đá? Nhà nước có những chính sách nào về phòng chống hiện tượng mưa đá?
Tại sao mùa đông không có hiện tượng mưa đá?
Mưa đá phổ biến nhất ở các vĩ độ trung bình vào đầu mùa hè.
Lúc này, không khí gần mặt đất hấp thụ nhiều nhiệt nên rất nóng, trong khi tầng không khí phía trên lại lạnh hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ này khiến không khí trở nên mất ổn định.
Đây là điều kiện hình thành hiện tượng đối lưu và những đám mây vũ tích có khả năng gây hiện tượng mưa đá.
Ngược lại, vào mùa đông, ánh nắng mặt trời chiếu xiên xuống mặt đất, nên nhiệt lượng thu được rất yếu, không gây ra hiện tượng đối lưu mạnh mẽ.
Vào mùa này, không khí lạnh và khô khó tạo ra những đám mây vũ tích lớn. Kể cả khi có mây vũ tích được hình thành, nhưng dòng đối lưu đi lên không đủ mạnh, quá trình hình thành hạt băng cũng không thể thực hiện được.
Do đó, mùa lạnh rất hiếm kh xảy ra hiện tượng mưa đá.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Tại sao mùa đông không có hiện tượng mưa đá? Nhà nước có những chính sách nào về phòng chống hiện tượng mưa đá? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách nào về phòng chống hiện tượng mưa đá?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Theo đó, hiện tượng mưa đá được xem là thiên tai.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về 07 chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai như sau:
1. Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
2. Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai.
3. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
4. Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai.
5. Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai.
6. Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
Như vậy, nhà nước có 07 chính sách về phòng chống hiện tượng mưa đá được quy định nêu trên.
Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
- Thực tiễn hoạt động phòng chống thiên tai của quốc gia;
- Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
- Nguồn lực cho hoạt động phòng chống thiên tai;
- Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cha mẹ đánh đập con bằng đòn roi vì mục đích giáo dục có được coi là hành vi bạo lực trẻ em hay không?
- Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh mới nhất?
- Thủ tục công nhận người lao động có thu nhập thấp năm 2025 ở cấp xã theo Quyết định 967 thực hiện ra sao?
- Vụ Đầu tư thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp việc trong lĩnh vực nào? Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm gì?
- Khả năng khởi động đen là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm phân vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng khởi động đen?