Tại sao nói Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'? Hoạt động tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Vì sao nói: Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện "Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu"?
Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 địch, thu 19.000 súng các loại, bắn cháy và phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến trang ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu trang ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quân và dân ta đã đoàn kết đánh bại thực dân Pháp. Chiến thắng này không chỉ kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn tạo tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi đây là chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Câu nói đó thể hiện niềm tự hào và khẳng định rằng, dù là một dân tộc nhỏ bé, Việt Nam vẫn có thể đánh bại thực dân xâm lược và góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tại sao nói Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”? (hình từ internet)
Hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm Chiến thắng Điện Biên Phủ theo Hướng dẫn 179?
Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần II Hướng dẫn 179-HD/BTGTW năm 2024 quy định về hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 5 như sau:
CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM
1. Kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước
...
1.4. Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)
a. Nội dung tuyên truyền
- Tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; khẳng định tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, nhất là đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của các Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
...
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm
- Tại tỉnh Điện Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân, dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; nghĩa trang A1 và tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua sinh hoạt chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền, trên các báo chí, trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin cổ động trực quan, trên Internet nhất là mạng xã hội.
...
Như vậy, các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 5 như sau:
- Tại tỉnh Điện Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân, dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; nghĩa trang A1 và tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua sinh hoạt chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền, trên các báo chí, trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin cổ động trực quan, trên Internet nhất là mạng xã hội.
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 5 có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 5 là ngày lễ lớn trong năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?