Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word - Hướng dẫn 38 ở đâu?

Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word - Hướng dẫn 38 ở đâu? Hướng dẫn cụ thể Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam thế nào?

Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word - Hướng dẫn 38 ở đâu?

Ngày 27/12/2024 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13.

Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13

STT

Tên Mẫu

Ghi chú

1

Mẫu sơ yếu lý lịch nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên


2

Mẫu danh sách trích ngang nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên


3

Mẫu phiếu bầu cử

Mẫu số 3a- Dùng để bầu cử có số dư (tại Đại hội Công đoàn)

Mẫu số 3b- Dùng để bầu cử có số dư (tại Đại hội thành lập công đoàn)

Mẫu số 3c- Dùng để bầu cử không có số dư (tại Đại hội Công đoàn)

Mẫu số 3d- Dùng để bầu cử có số dư (tại Hội nghị BCH công đoàn)

Mẫu số 3đ- Dùng để bầu cử không có số dư (tại Hội nghị BCH công đoàn)

4

Mẫu biên bản kiểm phiếu

Mẫu 4a: Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành hoặc bầu cử đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên[3]

Mẫu số 4b: Biên bản kiểm phiếu bầu cử chức danh chủ tịch tại đại hội công đoàn cấp cơ sở[4]

Mẫu số 4c: Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban thường vụ, ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn

Mẫu số 4d: Biên bản kiểm phiếu bầu cử chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn[5]

Mẫu số 4đ: Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành tại đại hội thành lập công đoàn cấp cơ sở

Mẫu số 4e: Biên bản kiểm phiếu bầu cử chủ tịch tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở

____

[3] Được vận dụng để bầu cử tại hội nghị công đoàn.

[4] Được vận dụng để bầu cử chủ tịch tại hội nghị công đoàn cơ sở

[5] Được vận dụng để bầu cử chức danh phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn

5

Mẫu đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam

Mẫu số 5a: Đơn dành cho cá nhân

Mẫu số 5b: Đơn dành cho tập thể người lao động

6

Mẫu quyết định công nhận đoàn viên, công nhận công đoàn cấp cơ sở

Mẫu số 6a: Quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn

Mẫu số 6b: Quyết định công nhận đoàn viên công đoàn

7

Quyết định công nhận công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở

Mẫu số 7a: Quyết định công nhận công đoàn cơ sở

Mẫu số 7b: Quyết định công nhận ban chấp hành công đoàn cơ sở

Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word

Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word - Hướng dẫn 38 ở đâu?

Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word - Hướng dẫn 38 ở đâu? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cụ thể Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành thì:

Hướng dẫn cụ thể Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau:

A. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam

(1) Người Việt Nam đang làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp.

Những người hưởng lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; người lao động làm công hưởng lương trong các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp xã (nếu có).

- Người lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020; thành viên hợp danh, thành viên hội đồng thành viên các công ty, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; người lao động làm công hưởng lương cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Người lao động làm công hưởng lương, thành viên không trực tiếp quản lý điều hành, không ký hợp đồng lao động với người lao động trong tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo luật hợp tác xã.

- Người lao động đang làm việc trong các văn phòng, cơ quan đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

- Người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác theo địa bàn thì được tập hợp theo mô hình nghiệp đoàn cơ sở.

(2) Người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

- Lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp.

- Lao động đang làm việc trong các văn phòng, cơ quan đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

B. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

(1) Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị (bao gồm các tổng công ty/tập đoàn kinh tế nước ngoài, xuyên quốc gia), giám đốc hoặc tổng giám đốc, người được ủy quyền ký hợp đồng lao động với người lao động.

(2) Người quản lý trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị trực tiếp quản lý điều hành và ký hợp đồng lao động với người lao động.

(3) Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

(4) Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.

C. Đoàn viên danh dự của Công đoàn Việt Nam

(1) Người đang là đoàn viên công đoàn hoặc cán bộ công đoàn khi trở thành đối tượng quy định tại (B) thì đương nhiên thôi là đoàn viên công đoàn, thôi là cán bộ công đoàn, nhưng nếu có nguyện vọng tiếp tục được tham gia công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở xem xét công nhận là đoàn viên danh dự.

(2) Đoàn viên danh dự có quyền và nhiệm vụ như đoàn viên công đoàn, trừ các quyền: biểu quyết các công việc của tổ chức công đoàn, ứng cử, đề cử chức danh cán bộ công đoàn, bầu cử đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn cấp trên.

Quy định về Quản lý cán bộ công đoàn thế nào?

Quy định về Quản lý cán bộ công đoàn được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024, cụ thể như sau:

(1) Việc quản lý cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ công đoàn không chuyên trách thực hiện theo quy định của Đảng và của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

(2) Cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn do công đoàn trực tiếp quản lý, thực hiện chính sách cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

(3) Cán bộ công đoàn chuyên trách không hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn và cán bộ công đoàn không chuyên trách thì tổ chức công đoàn và đơn vị, doanh nghiệp cùng phối hợp quản lý và thực hiện chính sách cán bộ, theo nguyên tắc: Đơn vị, doanh nghiệp trả lương và thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định chung của pháp luật và của đơn vị, doanh nghiệp.

(4) Công đoàn cấp trên có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tải về Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13

Điều lệ công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về Phụ lục Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 file word - Hướng dẫn 38 ở đâu?
Pháp luật
TOÀN VĂN Điều lệ Công đoàn khóa 13? Tải Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 mới nhất? Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn?
Pháp luật
Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 mới nhất? Tải về Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 ở đâu?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra?
Pháp luật
Mẫu kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Bước tiến hành kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn thực hiện ra sao?
Pháp luật
Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương bao nhiêu điều Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua?
Pháp luật
Bước chuẩn bị kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam ra sao? Tổ chức công bố quyết định kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều lệ công đoàn
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào