Tam Nhật Thánh là gì? Tam Nhật Thánh là những ngày nào? Tam Nhật Thánh có buộc không? Tam Nhật Thánh có phải ngày lễ lớn không?
Tam Nhật Thánh là gì? Tam Nhật Thánh là những ngày nào? Tam Nhật Thánh có buộc không?
>> Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh?
Tam Nhật Thánh là cách gọi quen thuộc của người Công giáo Việt Nam để chỉ Tam Nhật Vượt Qua là ba ngày thánh thiêng và quan trọng nhất trong năm phụng vụ của Giáo hội Công giáo.
Tam Nhật Thánh là những ngày nào?
1. Thứ Năm Tuần Thánh
- Buổi tối: Thánh lễ Tiệc Ly – Chúa lập Bí tích Thánh Thể và rửa chân cho các môn đệ.
- Không buộc phải tham dự theo luật Hội Thánh (không phải lễ trọng). Nhưng rất khuyến khích tham dự, vì đây là khởi đầu của Tam Nhật Thánh, tưởng niệm Chúa lập Bí tích Thánh Thể – trung tâm của đời sống Công giáo.
2. Thứ Sáu Tuần Thánh
>> Thứ 6 Tuần thánh có phải lễ buộc không? Thứ 6 Tuần thánh 2025?
- Ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa trên thập giá.
- Không cử hành Thánh lễ, nhưng có nghi thức Suy tôn Thánh giá, đọc bài Thương khó, và kiêng thịt, ăn chay nghiêm ngặt.
- Không có Thánh lễ, nhưng có nghi thức phụng vụ đặc biệt.
- Buộc ăn chay và kiêng thịt (với người từ 18–60 tuổi ăn chay, từ 14 tuổi trở lên kiêng thịt).
- Tham dự nghi thức không buộc, nhưng rất nên tham dự để sống mầu nhiệm Thập Giá.
3. Thứ Bảy Tuần Thánh
- Buổi tối: Lễ Vọng Phục Sinh
>> Stt mừng Chúa Phục sinh? Lời Chúc mừng chúa phục sinh?
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tam Nhật Thánh là gì? Tam Nhật Thánh là những ngày nào? Tam Nhật Thánh có buộc không? Tam Nhật Thánh có phải ngày lễ lớn không? (hình từ internet)
Tam Nhật Thánh có phải ngày lễ lớn không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Tam Nhật Thánh không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định thế nào?
Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam:
Theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Kế hoạch đầu tư công được phân loại như thế nào? Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phải bảo đảm gì về mục tiêu đầu tư?
- Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?