Tạp chí Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? 11 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
Tạp chí Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 531/QĐ-BCT năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Tạp chí Công Thương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện hoạt động báo chí, là diễn đàn khoa học trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và lý luận về kinh tế công nghiệp, thương mại và các lĩnh vực có liên quan.
Tạp chí Công Thương chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương, hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Bộ Công Thương.
Tạp chí Công Thương có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Tạp chí Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: INDUSTRY AND TRADE MAGAZINE.
Tên viết tắt: ITM.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tạp chí Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: INDUSTRY AND TRADE MAGAZINE.
Tên viết tắt: ITM.
Tạp chí Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? (Hình từ internet)
11 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay của Tạp chí Công Thương ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 531/QĐ-BCT năm 2025 có quy định về 11 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay của Tạp chí Công Thương bao gồm những nội dung như sau:
(1) Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; các chủ trương, chính sách và hoạt động của ngành Công Thương.
(2) Công bố các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, sáng chế, sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành Công Thương và các lĩnh vực liên quan.
(3) Sản xuất, xuất bản Tạp chí Công Thương bản in và Tạp chí Công Thương điện tử theo Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử.
(4) Sản xuất các ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu, chuyên đề của ngành, địa phương và các đơn vị theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và yêu cầu của các địa phương, đơn vị.
(5) Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, truyền thông đa phương tiện nhằm phục vụ công tác truyền thông chính sách của ngành Công Thương.
(6) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế công nghiệp, thương mại và các lĩnh vực liên quan phục vụ cho công tác xuất bản tạp chí, nghiên cứu khoa học và tham khảo.
(7) Tổ chức nghiên cứu khoa học về kinh tế công nghiệp, thương mại và các lĩnh vực có liên quan để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.
(8) Thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ, quảng cáo, phát hành, trao đổi thông tin, nghiệp vụ với các cơ quan, đơn vị, cộng tác viên ở trong nước và ngoài nước theo quy định pháp luật.
(9) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu từ hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
(10) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật;
(11) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.
Nguyên tắc làm việc của Bộ Công Thương hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có quy định về nguyên tắc làm việc của Bộ Công Thương hiện nay như sau:
(1) Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân và tính nêu gương của người đứng đầu. Mọi hoạt động của Bộ đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quy chế làm việc của Bộ.
(2) Lãnh đạo Bộ chỉ giải quyết những việc thuộc thẩm quyền; tăng cường phân cấp, phân quyền; xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân gắn với đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tăng cường phân cấp cho cấp dưới trực tiếp xử lý công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, nhất là đối với các thủ tục hành chính; cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc cơ quan Bộ phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền được giao, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ công việc. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu đơn vị.
(3) Trong phân công công việc, một cá nhân, một đơn vị được giao thực hiện nhiều việc. Một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một cá nhân chủ trì giải quyết và chịu trách nhiệm. Thủ trưởng đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ phụ trách và Bộ trưởng về kết quả, chất lượng và tiến độ nhiệm vụ được phân công; không trình lên Lãnh đạo Bộ những việc đã được phân cấp, phân quyền. Cá nhân được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước Lãnh đạo đơn vị và trước Lãnh đạo Bộ.
(4) Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên.
(5) Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức, viên chức, đề cao trách nhiệm trong phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
(6) Bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó có các quyết định, chỉ đạo, kết luận của Bộ trưởng, Thứ trưởng và Lãnh đạo các đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công Thương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; kỷ luật phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; về quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài, đi công tác nước ngoài, đi nước ngoài về việc riêng của công chức, viên chức, người lao động thuộc, trực thuộc Bộ Công Thương; không được phát ngôn, làm trái với các quyết định, chỉ đạo, kết luận của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Bộ trưởng, Thứ trưởng và Lãnh đạo các đơn vị.
(7) Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, rõ ràng; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động của Bộ.
(8) Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; thống nhất triển khai phần mềm Quản lý văn bản, các phần mềm ứng dụng khác do Bộ xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước của Bộ, đảm bảo tiến độ xử lý văn bản và hồ sơ công việc tại mọi thời điểm, gắn với trách nhiệm của từng đơn vị và từng cán bộ, công chức; tăng cường tổ chức hội nghị trực tuyến để tiết kiệm thời gian và kinh phí.
(9) Nghiêm cấm lợi dụng chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi trong quá trình giải quyết công việc, hoặc gây khó khăn, cản trở trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Bộ; đơn vị, cá nhân vi phạm phải bị xem xét khi đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; đồng thời tùy theo tính chất, mức độ cụ thể, công chức, viên chức vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Yêu cầu về ngôn ngữ được sử dụng là gì?
- Nhựa kỹ thuật là gì? Cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm phải tuân thủ định mức sử dụng năng lượng hay không?
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?