Tham khảo đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3? Phương pháp dạy viết và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt?
Tham khảo đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3?
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)
2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)
3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)
4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)
5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)
6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)
7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)
8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MỘT CON CHÓ HIỀN Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày. Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. (Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc) |
1. Tìm những chi tiết trong bài nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ? (0.5 điểm)
☐ Là một cô gái mồ côi may mắn được vợ chồng ông chủ quán trọ cưu mang, giúp đỡ
☐ Là một cô gái quê nghèo, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống
☐ Bị mọi người đánh đập, đuổi đi
☐ Buổi tối ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán
☐ Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ có thể kết bạn với con chó của chủ quán
2. Vì sao cô Phô-xơ lại thân thiết và gần gũi với chú chó của chủ quán? (0.5 điểm)
A. Vì chủ quán giao cho cô nhiệm vụ phải chăm sóc chú chó hằng ngày.
B. Vì trong khi những người khác xa lánh cô thì chú chó là sinh vật duy nhất thường nhìn cô bằng ánh nhìn thân thiện.
C. Vì cô Phô-xơ là một bác sĩ thú y, thường xuyên thăm nom sức khoẻ cho chú chó.
D. Vì chú chó rất nghe lời cô Phô-xơ, cô thường dạy chú chó những màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp.
3. Con hãy tìm trong bài những chi tiết về cách mà cô Phô-xơ đối xử với chú chó: (0.5 điểm)
☐ Dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất trong ngày của mình.
☐ Dạy chú chó nhiều màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp
☐ Đau lòng khi thấy nó bị đánh đập
☐ Thường tắm và chải lông cho chú chó cho tới khi mượt mà
☐ Khi chú chó bị chết, cô Phô-xơ khóc thương và đem chôn nó dưới gốc cây thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy
4. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy chú chó cũng có tình cảm đặc biệt với cô Phô-xơ: (0.5 điểm)
☐ Luôn dành cho cô những ánh nhìn thân thiện
☐ Hung dữ với những kẻ đã bắt nạt cô Phô-xơ
☐ Nằm dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn
☐ Thường lấy trộm đồ ăn của ông bà chủ rồi đem đến cho cô Phô-xơ
5. Theo con, vì sao giữa cô gái và chú chó nhỏ lại tồn tại tình cảm yêu thương đặc biệt đó? (0.5 điểm)
A. Vì cô Phô-xơ đã nuôi chú chó đó từ nhỏ.
B. Vì cô thường cho chú chó ăn nhiều thức ăn ngon
C. Vì cô và chú chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.
D. Vì cô Phô-xơ đã tận tình chăm sóc khi chú chó bị bệnh, nó hiểu được tình cảm đó nên cũng hết mực quấn quýt và yêu mến cô Phô-xơ
6. Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
A. Hãy kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.
B. Sống độc lập, không nên dựa dẫm vào người khác.
C. Con người sống cần phải có ước mơ và biết vươn lên trong cuộc sống
D. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.
7. Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? Xác định chủ ngữ của câu? (1 điểm)
☐ Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người
☐ Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.
☐ Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo
☐ Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông.
☐ Cô Phô-xơ tốt bụng và nhân hậu.
8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để câu văn sau có hình ảnh so sánh (1 điểm)
a. Bàn chân của nó đen mượt như ….. trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như ……..
b. Chú chó như ……. đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.
9. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó. (1 điểm)
Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông... (1) trông rất... (2) Hai cái tai nhỏ... (3), đôi mắt... (4) Mỗi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy... (5) tỏ vẻ... (6). Em rất... (7) Cún Bông.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Bài tập làm văn
Một lần, Cô-li-a phải viết bài văn kể những việc đã làm giúp mẹ. Bạn rất lúng túng nên đã kể cả việc chưa bao giờ làm như giặt quần áo. Mấy hôm sau, mẹ bỗng bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, bạn rất ngạc nhiên, nhưng rồi vui vẻ làm vì đó là việc bạn đã nói trong bài văn.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Tham khảo đáp án đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3 tại đây. Tải về
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Tham khảo đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3? Phương pháp dạy viết và yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục là gì?
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Theo đó, yêu cầu cần đạt của môn Ngữ văn cũng là yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt.
Căn cứ theo Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ yêu cầu cần đạt của môn Ngữ Văn cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
* Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ở cấp tiểu học
- Năng lực ngôn ngữ
Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.
Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.
- Năng lực văn học
Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.
Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.
Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về
Phương pháp dạy viết môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục ban hành kèm Thông tư 32?
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Theo đó, phương pháp dạy viết của môn Ngữ văn cũng là phương pháp dạy viết của môn Tiếng Việt.
Căn cứ vào Chương trình môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về phương pháp dạy viết môn Ngữ Văn như sau:
Mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh. Vì thế khi dạy viết, giáo viên chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.
Giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản. Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các văn bản ở phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản, quy trình tạo lập văn bản; sử dụng các câu hỏi giúp học sinh xác định được mục đích và nội dung viết; giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý; hướng dẫn học sinh viết văn bản; tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên các tiêu chí đánh giá bài viết.
Ở cấp tiểu học, dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản. Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,...
Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài,... Ở hai cấp học này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.
Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở,… để hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho học sinh thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.
Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,...; sau khi viết xong, học sinh cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gian lận thương mại trong chế biến là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm?
- Chỉ số PCI là gì? Bảng xếp hạng PCI 2024? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024? Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2024?
- Ngày 17 tháng 5 năm 1990 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 17 5 1990? Hôn nhân đồng giới có bị pháp luật Việt Nam cấm không?
- Mẫu viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo lớp 5?
- Có tinh giản biên chế giáo viên khi giảm 20% biên chế CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Công văn 2034?