Thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật có được phân công giải quyết án không?
- Thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật có được phân công giải quyết án không?
- Chỉ tiêu phân công giải quyết án đối với thẩm phán nữ tòa án nhân dân trong thời gian 3 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản tối đa là bao nhiêu?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật có được phân công giải quyết án không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định những trường hợp Thẩm phán tòa án nhân dân không được phân công giải quyết án như sau:
Những trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án
Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án:
1. Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó.
2. Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên.
3. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ.
4. Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền sẽ không được phân công giải quyết án.
Thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật có được phân công giải quyết án không? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu phân công giải quyết án đối với thẩm phán nữ tòa án nhân dân trong thời gian 3 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định tiêu chí phân công giải quyết án như sau:
Tiêu chí phân công giải quyết án
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Theo đó, Thẩm phán nữ trong thời gian 3 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân như sau:
- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Lưu ý: Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân như sau:
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp để thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bằng hoạt động của mình, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
- Tòa án nhân dân nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật có được phân công giải quyết án không?
- Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là gì? Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục do ai bổ nhiệm?
- Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì xác định người trúng đấu giá như thế nào?
- Dự toán ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ mở mới hằng năm được xây dựng trên cơ sở nào?
- Đoạn văn kể lại một nhân vật trong một bộ phim hoạt hình? Phim hoạt hình có được bảo hộ quyền tác giả không?