Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
- Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Nội dung chi và mức chi đối với số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không áp dụng đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đã có dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng đường sắt theo Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này phê duyệt.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia? (Hình từ Internet)
Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 17 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản gồm:
- Tên doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt.
- Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản).
- Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản.
- Phương thức thực hiện cho thuê quyền khai thác tài sản: Đấu giá.
- Điều kiện của tổ chức tham gia đấu giá thuê quyền khai thác tài sản.
- Hình thức thanh toán tiền cho thuê quyền khai thác tài sản (trả tiền thuê hằng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê).
- Thời hạn thanh toán tiền cho thuê quyền khai thác tài sản.
- Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác tài sản.
- Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt, cơ quan quản lý đường sắt.
- Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt.
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Nội dung chi và mức chi đối với số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về nội dung chi và mức chi đối với số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Nội dung chi:
- Chi phí phục vụ việc lập, trình, phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; chi phí kiểm kê, đo vẽ, xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; chi phí bảo quản, bảo vệ tài sản trong thời gian tổ chức lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp khai thác; chi phí phục vụ công tác quản lý của Bên cho thuê, Bên chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản trong thời gian thực hiện hợp đồng; các chi phí khác có liên quan.
Mức chi:
- Đối với các nội dung chi đã có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ, chính sách do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành hoặc pháp luật quy định (thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật khác có liên quan) và có giá của Nhà nước quy định thì áp dụng theo các quy định đó;
- Đối với các nội dung chi chưa có các căn cứ nêu trên thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Đối với các chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiệm vụ, công việc khác nhau mà không thể tách riêng ra được (như khấu hao tài sản; tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, chi phí phục vụ quản lý, khai thác...) thì tập hợp và phân bổ theo tiêu chí thích hợp, phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan cho từng sản phẩm, nhiệm vụ, công việc.
Lưu ý: Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Khánh Hòa sáp nhập Ninh Thuận 2025 quy mô dân số bao nhiêu? Đặt trung tâm hành chính chính trị tỉnh nào?
- Danh sách ca sĩ nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
- Định hướng sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã thuộc các ĐVHC cấp huyện ở hải đảo theo Công văn 03 mới nhất 2025?
- Công chức viên chức không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 nếu đã hưởng chính sách nào?
- Hỗ trợ thêm 03 tháng phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc theo Nghị quyết 50?