Thẩm tra viên Tòa án có những ngạch nào? Thẩm tra viên Tòa án phải có trình độ thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án?
Thẩm tra viên Tòa án có những ngạch nào?
Căn cứ Điều 111 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì Thẩm tra viên Tòa án là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ vụ án, vụ việc và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
Căn cứ vào Điều 114 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định Thẩm tra viên Tòa án có các ngạch sau đây:
- Thẩm tra viên;
- Thẩm tra viên chính;
- Thẩm tra viên cao cấp.
Thẩm tra viên Tòa án có những ngạch nào? Thẩm tra viên Tòa án phải có trình độ thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên Tòa án phải có trình độ như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm tra viên Tòa án
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Là công chức Tòa án.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên Tòa án hoặc nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Thẩm tra viên Tòa án phải có trình độ cử nhân luật trở lên.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án được quy định tại Điều 115 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
(1) Thẩm tra viên Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu, đề xuất việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Nghiên cứu văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đề xuất phương án giải quyết;
- Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu, thực hiện nhiệm vụ trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Nghiên cứu các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để đề xuất lựa chọn, phát triển án lệ;
- Tham mưu tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Thẩm tra viên Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định nêu trên và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án.
(3) Thẩm tra viên Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Thẩm tra viên Tòa án có thuộc đối tượng bảo vệ tại Tòa án nhân dân không?
Căn cứ vào Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Các chức danh tư pháp trong Tòa án gồm có:
a) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
b) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
c) Thẩm phán Tòa án nhân dân;
d) Thẩm tra viên Tòa án;
đ) Thư ký Tòa án.
2. Công chức khác, quân nhân khác, viên chức và người lao động.
Bên cạnh đó, đối tượng bảo vệ tại Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 140 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể như sau:
Bảo vệ Tòa án
1. Đối tượng bảo vệ tại Tòa án bao gồm:
a) Trụ sở các Tòa án;
b) Các phiên tòa, phiên họp xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc;
d) Hội đồng xét xử, Thẩm phán và người có chức danh tư pháp khác.
2. Việc bảo vệ các đối tượng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh, trật tự, văn minh, sự tôn nghiêm của Tòa án.
3. Trụ sở Tòa án nhân dân được bố trí lực lượng bảo vệ theo quy định của pháp luật. Kinh phí và điều kiện bảo đảm hoạt động của lực lượng bảo vệ do ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Phiên tòa xét xử các vụ án hình sự được lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân bảo vệ. Phiên tòa, phiên họp xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc khác mà các vụ án, vụ việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì Tòa án yêu cầu lực lượng cảnh sát nhân dân bảo vệ.
5. Hội đồng xét xử, Thẩm phán và người có chức danh tư pháp khác được lực lượng cảnh sát nhân dân bảo vệ trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo yêu cầu của Tòa án.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Thẩm tra viên Tòa án là một trong những đối tượng được bảo vệ tại Tòa án nhân dân theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Khi nào thì sinh viên bị đình chỉ học tập có thời hạn? Quy định về chấm dứt hiệu lực đình chỉ học tập có thời hạn?
- Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
- Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp nào?
- Công điện 58 CĐ TTg 2025 về tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025 ra sao?