Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng mới ngày mấy? Ở đâu? Ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng có được nghỉ làm?
Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng mới ngày mấy? Ở đâu?
Giáo Hoàng thứ 267 sẽ có cuộc họp với các Hồng y và đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau khi được bầu chọn bằng lời cầu nguyện Regina Caeli và lời chào từ Trung tâm của Vương cung thánh đường St. Peter vào ngày 11 5.
Ngày 12 5 Tân Giáo Hoàng sẽ gặp các nhà báo và ngày 16 5 gặp các nhà ngoại giao được công nhận tại Tòa thánh.
Thánh lễ tấn phong Giáo Hoàng Leo XIV sẽ diễn ra vào ngày 18 5 tại Quảng trường St. Peter. Sự kiện dự kiến sẽ có nhiều nhà lãnh đạo thế giới tham dự.
Sau Thánh lễ tấn phong sẽ có buổi tiếp kiến chung đầu tiên vào ngày 21 5 và buổi gặp các thành viên của Giáo triều La Mã, các quan chức cấp cao của Vatican, được tổ chức vào ngày 24 5.
Như vậy, Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng mới năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 18 5 tại Quảng trường St. Peter.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng mới ngày mấy? Ở đâu? Ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng có được nghỉ làm? (Hình từ Internet)
Ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng có phải ngày lễ lớn trong năm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, người lao động không được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng do ngày này không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên người lao động có thể nghỉ làm việc vào ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng trong trường hợp sau:
(1) Nếu trong trường hợp ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(2) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng thì người lao động vẫn được nghỉ.
(3) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ hội Làng Sen khai mạc, bế mạc vào ngày mấy? Lúc mấy giờ? Có được nghỉ làm việc vào Lễ hội Làng Sen?
- Quyết định 1279 QĐ BCT năm 2025 quy định về giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành cụ thể ra sao?
- Mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025? Mùng 5 tháng 5 âm lịch cúng gì? Tết Đoan Ngọ ngày mấy âm lịch 2025?
- Ngày 18 5 là ngày Lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng mới phải không? Làm thêm giờ vào ngày 18 5 được tính như nào?
- Sự kiện nổi bật ngày 12 tháng 5? Sự kiện trong nước 12 5? Sự kiện thế giới 12 5? 12 5 có phải lễ lớn?