Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh: 6 nhiệm vụ trọng tâm nào về quy hoạch thành phố? Quan điểm phát triển ra sao?

Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh: 6 nhiệm vụ trọng tâm nào đang định hình tương lai đô thị? Quan điểm phát triển hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? Mục tiêu quy hoạch cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 sau sáp nhập tỉnh?

Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh: 6 nhiệm vụ trọng tâm nào đang định hình tương lai đô thị?

>> Sáp nhập TP HCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Chi tiết?

Theo quy định tại Mục 5 Chương II Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 có quy định về 6 nhiệm vụ trong tâm của thành phố Hồ Chí Minh trước cuộc đại cải cách sáp nhập tỉnh thành của nhà nước như sau:

(1) Hoàn thiện thể chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để tạo ra bước chuyển có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố;

(2) Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đẩy mạnh áp dụng các mô hình: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ,... tập trung phát triển kinh tế đô thị, kinh tế biển;

(3) Xây dựng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, thông minh, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; thích ứng biến đổi khí hậu, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại;

(4) Phát triển mạnh mẽ văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xây dựng con người của Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình;

(5) Đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế;

(6) Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả quản trị đô thị.

Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh: 6 nhiệm vụ trọng tâm nào đang định hình tương lai đô thị?

Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh: 6 nhiệm vụ trọng tâm nào đang định hình tương lai đô thị? (Hình từ internet)

Quan điểm phát triển hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Căn cứ theo Mục 1 Chương 2 Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 có quy định về quan điểm phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm 5 nội dung như sau:

(1) Xây dựng và phát triển Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, vì cả nước, cùng cả nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo định hướng: kinh tế xanh, xã hội văn minh, đô thị sáng tạo, hạ tầng thông minh và môi trường bền vững; phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; các quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ.

(2) Phát triển nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển Vùng Đông Nam Bộ, là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Nam, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, trở thành một đầu mối lớn về giao thông và logistics, trung tâm tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và Châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu,...

(3) Phát triển văn hóa, con người xứng đáng Thành phố mang tên Bác; lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển mạnh mẽ văn hóa, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe của người dân. Đầu tư xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hóa; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường cho các sản phẩm văn hóa, thể thao, du lịch ngang tầm khu vực và quốc tế.

(4) Sắp xếp và tổ chức không gian Thành phố nhằm tạo dư địa phát triển và động lực tăng trưởng mới, bao gồm khu vực đô thị trung tâm (nội thành), thành phố Thủ Đức; đồng thời hình thành, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh cửa ngõ, gắn với các hành lang kinh tế, các trục không gian chủ đạo; đẩy nhanh triển khai mô hình TOD gắn với chỉnh trang đô thị. Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững Thành phố theo định hướng đô thị toàn cầu, đa trung tâm, xanh, thông minh, sáng tạo, giàu bản sắc, bám sông, hướng biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, hài hòa giữa đô thị và nông thôn. Tăng cường kết nối Vùng, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò dẫn dắt, hạt nhân, động lực tăng trưởng của Vùng Đông Nam Bộ, vùng Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

(5) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với phát triển văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản thiên nhiên, lịch sử - văn hóa và đô thị; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu quy hoạch cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 sau sáp nhập tỉnh?

Theo quy định tại tiểu mục b Mục 3 Chương 2 Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 có quy định về mục tiêu quy hoạch cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 sau sáp nhập tỉnh như sau:

Về kinh tế:

+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9,0%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD;

+ Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%;

+ Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP;

+ Giai đoạn 2021 - 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 60%.

- Về xã hội:

+ Dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của Thành phố đến năm 2030 là khoảng 11,0 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người;

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%;

+ Chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85;

+ Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt >50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân;

+ Đạt tỷ lệ 42 giường bệnh/vạn dân; 23 bác sỹ/vạn dân;

+ Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 95%;

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%; phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới thông minh; phấn đấu 100% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó ít nhất 50% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới thông minh, làm nền tảng định hình, phát triển vùng đô thị vệ tinh trên địa bàn Thành phố;

+ Phấn đấu 100% các quận, huyện và thành phố Thủ Đức có đủ 04 loại hình thiết chế văn hóa, thể thao gồm: trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, bảo tàng, thư viện;

+ Phấn đấu đến cuối năm 2030, nâng mức chuẩn nghèo về thu nhập của Thành phố cao gấp 2 lần so với mức chuẩn chung cả nước, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; còn dưới 0,5% số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 16%;

+ Tiếp tục đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%;

+ Hướng đến năm 2030, tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại có thu hồi năng lượng, đốt chất thải rắn phát điện và tái chế đạt 90%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm còn 10% so với lượng chất thải được thu gom;

+ Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường trên 80%; tỷ lệ nước thải công nghiệp, nước thải y tế được xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường đạt tỷ lệ 100%.

- Về phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 30 - 32m2. Tỷ lệ tổng diện tích đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16 - 26%;

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100%;

+ Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số;

+ Hạ tầng đô thị (Metro): đến năm 2030, phấn đấu hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, tầm nhìn đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thành phố.

- Về quốc phòng, an ninh: gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập Bạc Liêu Cà Mau năm 2025 quy mô dân số dự kiến bao nhiêu? Tên mới sau sáp nhập Bạc Liêu Cà Mau dự kiến?
Pháp luật
Tỉnh Bến Tre Trà Vinh và Vĩnh Long sau sáp nhập có quy mô dân số bao nhiêu? Tên mới sau sáp nhập dự kiến là gì?
Pháp luật
Sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành (dự kiến)? Danh sách các tỉnh thành sáp nhập 2025?
Pháp luật
Sơ đồ bộ máy cấp tỉnh xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 theo Quyết định 759? Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lấy tên là gì? Dự thảo Đề án sắp xếp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang ra sao?
Pháp luật
Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 được thành lập mới khi nào? Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào được lập mới?
Pháp luật
Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60? Diện tích, dân số các tỉnh thành sau sáp nhập thế nào?
Pháp luật
Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
51 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào