Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định thẻ an toàn điện được phân thành 5 bậc an toàn, từ bậc 1/5 đến 5/5 với kết quả sát hạch cả lý thuyết và thực hành đều phải đạt từ 80% trở lên. Theo đó, các bậc an toàn điện được quy định như sau:
(1) Yêu cầu đối với bậc 1/5:
- Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;
- Có kiến thức về những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
- Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.
(2) Yêu cầu đối với bậc 2/5:
- Hiểu rõ những quy định chung và biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện công việc được giao;
- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
- Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
- Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.
(3) Yêu cầu đối với bậc 3/5:
- Yêu cầu như đối với bậc 2/5;
- Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;
- Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.
(4) Yêu cầu đối với bậc 4/5
- Yêu cầu như đối với bậc 3/5;
- Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;
- Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;
- Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
(5) Yêu cầu đối với bậc 5/5:
- Yêu cầu như đối với bậc 4/5;
- Có kỹ năng phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.
Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Những công việc được làm theo bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định những công việc được làm theo bậc an toàn điện gồm:
(1) Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:
- Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;
- Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây điện.
(2) Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:
- Làm phần công việc của bậc 1/5;
- Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.
(3) Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:
- Làm phần công việc của bậc 2/5;
- Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;
- Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;
- Thực hiện thao tác trên lưới điện áp cao;
- Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;
- Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện hạ áp.
(4) Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau:
- Làm phần công việc của bậc 3/5;
- Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện áp cao đang mang điện;
- Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện áp cao.
(5) Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.
Thẻ an toàn điện của người lao động bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp và thu hồi thẻ an toàn điện của người lao động như sau:
Thẻ an toàn điện
1. Thẻ an toàn điện được cấp bằng thẻ giấy hoặc thẻ điện tử theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động hoặc đơn vị tổ chức huấn luyện, sát hạch tiến hành cấp thẻ an toàn điện trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu;
b) Khi người lao động chuyển đổi công việc;
c) Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ;
d) Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.
3. Sử dụng thẻ
a) Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp cho đến khi thu hồi;
b) Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
4. Thu hồi thẻ an toàn điện
Người sử dụng lao động tiến hành thu hồi thẻ an toàn điện đã cấp cho người lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;
b) Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;
c) Vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;
d) Khi được cấp thẻ mới.
5. Người sử dụng lao động, đơn vị huấn luyện có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ huấn luyện trong thời gian tối thiểu 02 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Như vậy, người sử dụng lao động tiến hành thu hồi thẻ an toàn điện đã cấp cho người lao động trong các trường hợp sau đây:
- Khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;
- Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;
- Vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;
- Khi được cấp thẻ mới.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định mới về đấu giá trực tuyến trong đấu giá tài sản? Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng ở đâu?
- Chính thức TPHCM có 102 ĐVHC cấp xã sau sáp nhập? Tên gọi phường xã sau sáp nhập tại TPHCM theo Nghị quyết 25 ra sao?
- Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện trên hệ thống bưu chính hay trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý không?
- Quyết định 550 QĐ BXD 2025 ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng ra sao?
- Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đội TNTP? Tải về Mẫu Kế hoạch tổ chức Ngày thành lập Đội 15 5?