Thơ hiện đại là gì? Những bài thơ hiện đại hay nhất? Các thể thơ hiện đại? Đặc điểm thơ hiện đại?
Thơ hiện đại là gì? Những bài thơ hiện đại hay nhất? Các thể thơ hiện đại? Đặc điểm thơ hiện đại?
Thơ hiện đại là một thể loại thơ ra đời và phát triển từ cuối thế kỷ 19 đến nay, phản ánh tư duy nghệ thuật mới, cách nhìn cuộc sống mới và sử dụng hình thức thể hiện khác biệt so với thơ truyền thống. Thơ hiện đại thường gắn liền với sự đổi mới về nội dung, hình thức, và ngôn ngữ thơ.
Đặc điểm của thơ hiện đại:
- Đề tài phong phú và gần gũi với đời sống hiện thực. Không chỉ đề cập đến tình yêu, thiên nhiên như thơ truyền thống mà còn phản ánh chiến tranh, thân phận con người, đô thị, hiện sinh, v.v.
- Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị dễ gần với ngôn ngữ đời sống, đôi khi sử dụng từ ngữ phá cách, lời nói thường ngày.
- Không nhất thiết tuân theo niêm luật, vần điệu chặt chẽ như thơ Đường luật. Có thể viết theo thể tự do, thơ văn xuôi, thậm chí là thơ không vần.
- Thơ hiện đại thường là tiếng nói riêng tư, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân người viết, đôi khi mang tính triết lý.
Các thể thơ hiện đại?
- Thơ tự do hiện đại
- Thơ năm chữ
- Thơ 6 chữ
- Thơ 7 chữ
- Thơ 8 chữ
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Những bài thơ hiện đại hay nhất?
Ví dụ 1:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
“Vội vàng” – Xuân Diệu
Ví dụ 2:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
“Tràng giang” – Huy Cận
Ví dụ 3:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Thơ hiện đại là gì? Những bài thơ hiện đại hay nhất? Các thể thơ hiện đại? (hình từ internet)
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì theo Luật Giáo dục?
Theo Điều 11 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
...
Như vậy, Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục theo quy định.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Yêu cầu về nội dung giáo dục trung học cơ sở như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
...
Như vậy, yêu cầu về nội dung giáo dục trung học cơ sở là củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội trong trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận?
- Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số có chức năng gì? Đơn vị sự nghiệp nào thuộc Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm?
- Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và cách tính điểm theo Thông tư 03? Quy trình thực hiện phương pháp đánh giá tính điểm?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?