Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?

Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181? Thợ nổ mìn phải có trình độ chuyện môn như thế nào trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp?

Thợ nổ mìn là ai?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 181/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người quản lý là người được tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật, an toàn trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp, trừ chỉ huy nổ mìn.
2. Chỉ huy nổ mìn là người được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt.
3. Thợ nổ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt và tuân thủ theo chỉ đạo, hướng dẫn của chỉ huy nổ mìn.
4. Người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: Bảo vệ kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; người thực hiện bốc dỡ, vận chuyển tại kho, vị trí trung chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tại khu vực nổ mìn; người áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; người lấy mẫu phục vụ thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
5. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ là người được tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm nhập kho, bảo quản, lưu trữ, xuất kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ta có thể hiểu Thợ nổ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt và tuân thủ theo chỉ đạo, hướng dẫn của chỉ huy nổ mìn.

Thợ nổ mìn là ai?

Thợ nổ mìn là ai? (Hình từ internet)

5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP thì 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như sau:

(1) Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;

(2) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

(3) Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn; đặc điểm tình hình về vị trí địa lý, địa hình, địa chất và văn hóa khu vực nổ mìn;

(4) Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ nổ mìn;

(5) Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai.

Thợ nổ mìn phải có trình độ chuyên môn như thế nào trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 181/2024/NĐ-CP có quy định:

Trình độ chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành kỹ thuật: Hoá chất; vũ khí; vật liệu nổ; chỉ huy kỹ thuật công binh; khai thác mỏ; kỹ thuật mỏ; địa chất; xây dựng công trình; giao thông; thủy lợi; địa vật lý; dầu khí.
2. Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên.
3. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành kỹ thuật: Hoá chất, vũ khí, vật liệu nổ, chỉ huy kỹ thuật công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
4. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đối với chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này hoặc chuyên ngành khoan nổ mìn, Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác không thuộc các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này, Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
5. Thợ nổ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 4 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và phải có thời gian tối thiểu 06 tháng làm công việc phục vụ nổ mìn.

Theo đó, trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Thợ nổ mìn phải có trình độ chuyên môn như sau:

- Trình độ từ sơ cấp trở lên: thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 181/2024/NĐ-CP

- Trình độ từ trung cấp trở lên: thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 181/2024/NĐ-CP. Đồng thời, Thợ nổ mìn còn phải có thời gian tối thiểu 06 tháng làm công việc phục vụ nổ mìn.

Vật liệu nổ công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?
Pháp luật
Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có được tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ?
Pháp luật
Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có được tặng, cho hay không? Trách nhiệm khi được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là gì?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp 2025?
Pháp luật
Mẫu Hộ chiếu nổ mìn lộ thiên mới nhất áp dụng từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 23 như thế nào?
Pháp luật
Trình độ chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Báo cáo nhu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của doanh nghiệp phải gồm những tài liệu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu nổ công nghiệp
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào