Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật ở chùa Tam Chúc? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng là gì?
Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật ở chùa Tam Chúc?
Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, chùa Tam Chúc đã vinh dự được lựa chọn là nơi tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca từ ngày 17 tháng 5 năm 2025 đến ngày 20 tháng 5 năm 2025.
Tham khảo thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật ở chùa Tam Chúc dưới đây:
Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật ở chùa Tam Chúc (1) Từ 15h ngày 17/5 đến 12h ngày 20/5, Phật tử chiêm bái xá lợi Đức Phật tại điện Tam Thế, chùa Tam Chúc (2) Từ sáng ngày 18/5 đến sáng ngày 20/5, khung giờ chiêm bái từ 5h30-22h: mở cửa tự do cho mọi người đến chiêm bái không mất phí. (3) Cũng trong khoảng thời gian này, tại chùa Tam Chúc, người dân, phật tử còn được tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc như: - Bắt đầu từ 8h30 sáng ngày 18/5: Đại lễ Phật đản Vesak chùa Tam Chúc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. - Bên cạnh đó, dự kiến vào tối ngày 19/5, có thể tham gia các hoạt động dâng đăng, nhiễu đăng, thả đăng trong lễ dâng đăng, trải nghiệm hành hương trên cung đường cầu đạo, khu phố ẩm thực chay, khu chợ ẩm thực quê, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, giao lưu các dân tộc… |
*Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật ở chùa Tam Chúc trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật ở chùa Tam Chúc? (Hình từ Internet)
Địa chỉ chùa Tam Chúc - Hà Nam nằm ở đâu?
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình.
Chùa Tam Chúc - Hà Nam (Hình từ Internet)
*Địa chỉ chùa Tam Chúc - Hà Nam trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tin ngưỡng tôn giáo là gì?
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
Căn cứ vào Điều 10 Luật Tin ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng bao gồm:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tin ngưỡng tôn giáo
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gồm:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện lưu khóa bí mật là gì? Tổ chức có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao là ai?
- Các điểm gửi xe vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội? Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Bác là ai?
- Đồng Pi là gì? Đồng Pi có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam không?
- Thông báo 176-TB/VPTW 2025 về miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn 2030 – 2035 theo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm thế nào?
- Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hiện nay là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?