Thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Hà Nội? Những hành động bị cấm khi chiêm bái Xá lợi Đức Phật?

Thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Hà Nội? Xá lợi Đức Phật được đặt ở đâu Hà Nội? Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia chiêm bái Xá lợi Đức Phật? Đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak, Ban Tổ chức Đại lễ Vesak có trách nhiệm gì?

Thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Hà Nội? Xá lợi Đức Phật được đặt ở đâu Hà Nội?

Xá lợi Đức Phật hiện lưu giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ được xếp loại là "bảo vật quốc gia" của Ấn Độ do có giá trị khảo cổ, lịch sử và tôn giáo vô song.

Ngày 2 5 Xá lợi Đức phật đã có mặt tại Việt Nam và hiện đang được tôn trí tại chùa Thanh Tâm hay còn gọi chùa Phật Cô Đơn (huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Bắt đầu từ 6h ngày 3 5 tăng ni, phật tử, người dân có thể vào để chiêm bái. Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại Chùa Thanh Tâm, huyện Bình Chánh (TP HCM) từ 6h đến 22h từ ngày 3 5 đến chiều ngày 8 5.

Chiều ngày 8 5, lễ cung tiễn Xá lợi Phật đi núi Bà Đen, Tây Ninh. Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại Núi Bà Đen từ 5h đến 22h từ ngày 9 5 đến ngày 12 5.

Sáng ngày 13 5, lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật ra Hà Nội và được tôn trí tại Chùa Quán Sứ từ 6h đến 21h từ ngày 14 5 đến ngày 16 5.

Sáng ngày 17 5, lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật đi Chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) và được tôn trí tại đây từ 6h đến 21h từ ngày 17 5 đến ngày 21 5.

Chiều ngày 21 5, Lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật đi sân bay quốc tế Nội Bài trở về Ấn Độ.

Như vậy, bắt đầu từ 6h đến 21h từ ngày 14 5 đến ngày 16 5 người dân có thể chiêm bái Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại Chùa Quán Sứ (tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

Thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Hà Nội? Những hành động bị cấm khi chiêm bái Xá lợi Đức Phật?

Thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Hà Nội? Những hành động bị cấm khi chiêm bái Xá lợi Đức Phật? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia chiêm bái Xá lợi Đức Phật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Hoạt động chiêm bái Xá lợi Đức Phật được xem như hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng là các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chiêm bái Xá lợi Đức Phật.

Đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak, Ban Tổ chức Đại lễ Vesak có trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP khi tổ chức lễ hội đơn vị tổ chức và Ban Tổ chức có các trách nhiệm sau:

* Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau:

- Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

- Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định này;

- Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.

* Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau

- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;

- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

- Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;

- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;

- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Như vậy, khi tổ chức Đại lễ Vesak, đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak, Ban Tổ chức đại lễ Vesak có các trách nhiệm như đơn vị tổ chức lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội được quy định nêu trên.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản ra sao? Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật được gọi là gì?
Pháp luật
08 Vương quốc được chia Xá lợi Đức Phật? Liệt kê tên 08 Vương quốc? Xá lợi Đức Phật về Việt Nam trong bao lâu?
Pháp luật
Lịch trình Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức? Lịch trình Lễ Vesak 2025? Lễ Vesak 2025 khi nào tổ chức?
Pháp luật
Thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Hà Nội? Những hành động bị cấm khi chiêm bái Xá lợi Đức Phật?
Pháp luật
Nghi lễ tắm Phật là gì? Lễ Phật Đản có tổ chức nghi lễ tắm Phật không? Tổ chức Lễ Phật Đản phải tuân theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Lễ Phật Đản là ngày mấy âm lịch? Đức Phật đản sanh vào ngày nào? Chủ đề Lễ Phật Đản Vesak là gì?
Pháp luật
04 cách tắm Phật trong lễ Phật Đản? Phật tử nên làm gì chuẩn bị cho lễ Phật Đản? Đại lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn?
Pháp luật
Ngày Phật đản sanh 2025 là ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch? Ý nghĩa Phật đản sanh? Đức Phật sinh ngày tháng năm nào? Ngày Phật đản sinh là ngày nào?
Pháp luật
Xá lợi Phật là gì? Xá lợi Phật Thích Ca là gì? Xá lợi là gì? Nguyên nhân hình thành xá lợi Phật? Quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản? Ngày Lễ Phật Đản năm 2025 rơi vào ngày mấy tháng mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Phật Đản
6 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phật Đản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Phật Đản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào