Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là bao lâu? Giáo viên mầm non nghỉ hè có được hưởng lương không?
Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, giáo viên mầm non nghỉ hè trong 08 tuần, sau đó sẽ tiến hành đi dạy trở lại.
Tuy nhiên, thời gian này có thể được điều chỉnh Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là bao lâu? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non nghỉ hè có được hưởng lương không?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên sau. Theo quy định thì trong thời gian nghỉ hè, giáo viên mầm non được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).
Như vậy, giáo viên mầm non nghỉ hè vẫn được hưởng lương.
Giáo viên mầm non kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân có được giảm giờ dạy không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy
1. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm
a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;
b. Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;
c. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;
d. Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.
2. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.
Như vậy, giáo viên mầm non kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân có được giảm 02 giờ dạy/tuần.
Giáo viên mầm non có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 27 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì giáo viên mầm non có các nhiệm vụ sau:
- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 29 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì giáo viên mầm non có các quyền sau:
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giáo viên mầm non có 6 nhiệm vụ và 6 quyền hạn theo quy định nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông báo tổ chức 1 6 mới nhất? Tải về Mẫu Thông báo tổ chức chương trình ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 6?
- Thẻ giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng trong bao lâu theo Thông tư 31?
- Mẫu minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non mới nhất 2025? Tải về mẫu minh chứng đánh giá?
- Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?
- Chỉ đạo mới nhất về chế độ của CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã do sắp xếp bộ máy?