Thông điệp tháng 5? Những câu nói hay về tháng 5? Tháng 5 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào?
Thông điệp tháng 5? Câu nói hay về tháng 5?
Tham khảo thông điệp tháng 5 dưới đây:
"Tháng 5 – mùa của nắng, của ước mơ và khởi đầu mới!"
"Hãy để tháng 5 dẫn lối cho những yêu thương bừng nở."
"Tháng 5 về, mang theo ánh sáng cho trái tim rộn ràng hy vọng."
"Chào tháng 5 – chào những hành trình đẹp đẽ phía trước!"
Câu nói hay về tháng 5?
"Tháng 5, nơi những ước mơ chớm nở và hy vọng bay xa."
"Tháng 5 về, thắp sáng mỗi bước chân với nắng và yêu thương."
"Tháng 5, mùa của những khởi đầu mới, mùa của niềm tin bừng sáng."
"Tháng 5 mang theo mùi hương của những giấc mơ chớm nở."
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Thông điệp tháng 5? Những câu nói hay về tháng 5? Tháng 5 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào? (hình từ internet)
Việt Nam có những ngày lễ lớn vào tháng 5 năm nay?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, trong tháng 5 có 2 ngày lễ lớn của Việt Nam là:
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
Tháng 5 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, Tháng 5 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế lao động.
Bên cạnh đó, nếu các ngày trong tháng 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm vào ngày này.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ vào những ngày khác trong tháng 5 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Lưu ý: Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ? Cách viết đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ?
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?
- Bổ nhiệm chức danh Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ nào?
- Cục Điện lực có tên tiếng Anh là gì? Thuộc cơ quan nào của Chính Phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn về điều tiết điện lực?
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức gì? Chức năng của Ban Chỉ đạo hiện nay như thế nào?