Thông tư 03 về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế áp dụng trong những hoạt động nào?
Thông tư 03 về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế áp dụng trong những hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi là giám định tư pháp theo vụ việc), bao gồm: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y, dược cổ truyền; thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản và các lĩnh vực y tế khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định pháp y;
b) Giám định pháp y tâm thần;
c) Giám định ngoài tố tụng của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc ngành y tế.
Như vậy, Thông tư 03/2025/TT-BYT được áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi là giám định tư pháp theo vụ việc), bao gồm:
- Y tế dự phòng;
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
- Y, dược cổ truyền;
- Thiết bị y tế;
- Dược, mỹ phẩm;
- An toàn thực phẩm;
- Bảo hiểm y tế;
- Dân số, sức khỏe sinh sản
- Các lĩnh vực y tế khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 03/2025/TT-BYT về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế không áp dụng đối với các hoạt động sau đây:
- Giám định pháp y;
- Giám định pháp y tâm thần;
- Giám định ngoài tố tụng của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc ngành y tế.
Thông tư 03 về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế áp dụng trong những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định về quy trình giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Theo đó, việc giám định tư pháp theo vụ việc theo trưng cầu giám định, yêu cầu giám định được thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan.
(2) Xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
(3) Thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
(4) Kết luận giám định tư pháp theo vụ việc.
(5) Bàn giao kết luận giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).
(6) Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc
1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoặc có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định y tế; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp cho người giám định tư pháp theo vụ việc.
2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;
b) Phối hợp với Thanh tra Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.
4. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm công tác giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Thanh tra Bộ) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết.
Như vậy, trách nhiệm của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế bao gồm:
- Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định tư pháp theo vụ việc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Happy International Nurses Day là gì? Lời cảm ơn ngắn Happy International Nurses Day 12 5? International Nurses Day có phải ngày lễ lớn?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5 hay ý nghĩa? Lịch bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I thuộc cơ quan nhà nước nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Nội dung của chứng thư chữ ký số là gì? Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số?
- Sinh viên đại học ở kỳ học thứ nhất có 60% số tín chỉ không đạt thì bị xử lý ra sao? Số tín chỉ tối thiểu mà sinh viên cần phải đảm bảo là bao nhiêu?