Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội trong trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận?
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
b) Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.
c) Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
d) Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10, Điều 32 của Nghị định này.
đ) Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này sau 05 năm, kể từ thời điểm thu hồi giấy phép hành nghề.
Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
(1) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
(2) Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
(3) Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
(4) Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, Điều 32 của Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
(5) Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định 110/2024/NĐ-CP sau 05 năm, kể từ thời điểm thu hồi giấy phép hành nghề.
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội trong trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với người đăng ký hành nghề công tác xã hội làm việc tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở trên địa bàn; người hành nghề công tác xã hội độc lập.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với người đăng ký hành nghề công tác xã hội làm việc tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở trên địa bàn; người hành nghề công tác xã hội độc lập.
Lưu ý:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm quản lý thống nhất việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (Điều 45 Nghị định 110/2024/NĐ-CP).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (khoản 3 Điều 46 Nghị định 110/2024/NĐ-CP).
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội có hiệu lực bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
1. Người hành nghề công tác xã hội được cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn hiệu lực 05 năm.
3. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số định đanh cá nhân hoặc số căn cước, số hộ chiếu.
b) Nội dung hành nghề công tác xã hội.
c) Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
d) Tình trạng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (cấp mới, cấp lại).
4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội có thời hạn hiệu lực 05 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025 tính từ hôm nay? Học sinh còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025?
- Quy định mới về chế độ tiền ăn của Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng như thế nào?
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội trong trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận?
- Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số có chức năng gì? Đơn vị sự nghiệp nào thuộc Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm?