Thư ký Tòa án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bao nhiêu? Nhiệm vụ và quyền hạn Thư ký Tòa án?
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Thư ký Tòa án các cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 171/2005/QĐ-TTg về áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thư ký Tòa án nhân dân các cấp như sau:
Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:
...
4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
...
Như vậy, Thư ký Toà án nhân dân các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa án là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 117 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thư ký Tòa án nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thư ký Tòa án
Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xem xét bổ nhiệm Thư ký Tòa án:
1. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
2. Được tuyển dụng làm công chức Tòa án;
3. Được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án.
Theo đó, công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xem xét bổ nhiệm Thư ký Tòa án:
(1) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
(2) Được tuyển dụng làm công chức Tòa án;
(3) Được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bao nhiêu? Nhiệm vụ và quyền hạn Thư ký Tòa án? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 119 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án;
c) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án gồm có:
(1) Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
1. Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
2. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
3. Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
4. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
5. Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
6. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
7. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
8. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
9. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
10. Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân bao gồm:
(1) Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
(2) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
(3) Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
(4) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
(5) Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(6) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
(7) Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(8) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
(9) Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
(10) Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Điện tự sản xuất, tự tiêu thụ là gì? Nguyên tắc phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo là gì?
- Kinh doanh vận tải xe buýt niêm yết thông tin gì ở nhà chờ xe buýt? Kinh doanh vận tải xe buýt ngừng khai thác trên tuyến cần văn bản thông báo không?
- Nam bác sĩ có hành vi không chuẩn mực với bệnh nhân nữ có vi phạm pháp luật? Có truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Mẫu quyết định kỷ luật người cai nghiện ma túy năm 2025? Tải mẫu quyết định kỷ luật người cai nghiện ma túy ở đâu?
- Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chức năng gì? Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gì?