Thực phẩm chức năng giả là gì? Thực phẩm chức năng lần đầu tiên bán ra thị trường phải đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn nào?
Thực phẩm chức năng giả là gì?
Có thể hiểu đơn giản, thực phẩm chức năng giả là thực phẩm chức năng bị làm giả. Thực phẩm chức năng giả có thể chứa các thành phần không được khai báo, bao gồm cả những dược chất bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
21. Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
22. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
24. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
25. Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
26. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
27. Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
28. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm.
Theo đó, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm chức năng giả là gì? Thực phẩm chức năng lần đầu tiên bán ra thị trường phải đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn nào? (Hình từ Internet)
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên bán ra thị trường phải đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
3. Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.
Như vậy, thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Ngoài ra, thực phẩm chức năng còn phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Và có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
Mức phạt tiền dành cho hành vi bán thực phẩm chức năng giả mạo nhãn hàng hóa là bao nhiêu?
Đối với mức xử phạt dành cho hành vi bán thực phẩm chức năng giả mạo nhãn hàng hóa thì tại khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(2) Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản (1) đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả là thực phẩm mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Theo đó, sẽ tùy vào giá trị của hàng thật để xác định mức xử phạt khi có hành vi bán thực phẩm chức năng giả mạo nhãn hàng hóa tương ứng nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền lương bình quân thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước được xác định như thế nào theo Nghị định 44?
- Phí dịch vụ xuất khẩu lao động bao nhiêu thì được xem là vượt định mức quy định? Quyền của doanh nghiệp dịch vụ?
- Tổ chức sản xuất thực phẩm chức năng giả bị phạt gấp 04 lần so với cá nhân sản xuất hàng giả khác?
- Tổng hợp chính sách hỗ trợ cho cán bộ không chuyên trách xã nghỉ việc từ ngày 1/8 theo Nghị định 29 gồm những gì?
- Chính thức từ 1/1/2026 bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh? Mức đóng và cách tính thuế khoán hộ kinh doanh 2025 thế nào?