Tiền lương tháng hiện hưởng để tính chế độ theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 bao gồm những gì?
Tiền lương tháng hiện hưởng để tính chế độ theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 bao gồm những gì?
Tiền lương tháng hiện hưởng để tính chế độ được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) như sau:
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách,chế độ
...
6. Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Theo đó, tiền lương tháng hiện hưởng để tính chế độ theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm:
- Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động;
- Các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Tiền lương tháng hiện hưởng để tính chế độ theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng hiện hưởng đối với người hưởng lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động được xác định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV quy định cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ như sau:
Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ
...
2. Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:
...
b) Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
4. Số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
5. Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
Theo đó, đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Các chính sách chế độ Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là gì?
Các chính sách chế độ Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 được quy định tại Chương II Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2025/NĐ-CP), cụ thể như sau:
(1) Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy;
(2) Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
(3) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm;
(4) Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác;
(5) Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP;
(6) Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động quy định tại điểm a, điểm c và điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP;
(7) Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy;
(8) Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở;
(9) Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội;
(10) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp;
(11) Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần tình thái trong câu là gì? Thành phần tình thái có những từ nào? Mục đích của việc phân luồng trong giáo dục là gì?
- Stt, cap về diễu binh diễu hành ngày 30 4 hay ý nghĩa nhất? Thời gian, địa điểm diễu binh ngày 30 4 tại TPHCM?
- Cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng thì dùng mẫu đơn nào theo Nghị định 175?
- Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?
- Vị trí màn hình LED xem diễu binh 30 4 tại TP HCM? Diễu binh ngày lễ 30 4 2025 tại TPHCM bắt đầu lúc mấy giờ?