Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội? Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội báo cáo kết quả hoạt động với ai?
Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Thông tư 122/2024/TT-BQP như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân
1. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan, đơn vị cơ sở và doanh nghiệp nhà nước (nơi có tổ chức công đoàn) do hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (hoặc hội nghị người lao động) bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị tập thể quân nhân (hội nghị người lao động) có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
2. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân:
a) Trưởng ban: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
b) Phó Trưởng ban: Có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ;
c) Các ủy viên: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân:
a) Là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ;
b) Hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân;
c) Không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị (không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp).
...
Như vậy, tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội nhân dân như sau:
- Là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ;
- Hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân;
- Không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị (không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp).
Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội? Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội báo cáo kết quả hoạt động với ai? (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội báo cáo kết quả hoạt động với ai?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 56 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
...
3. Tiếp nhận thông tin do quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động phản ánh trực tiếp qua hòm thư góp ý và nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan. Tiến hành làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị; tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để đánh giá, đề xuất kiến nghị với người chỉ huy (người sử dụng lao động) xem xét giải quyết hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra, giám sát được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
4. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả hoạt động quý, 6 tháng, năm hoặc khi có yêu cầu với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm tại hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị (hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước).
5. Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu và quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động (người sử dụng lao động và người lao động) để kịp thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh; tổng hợp, đối chiếu, xác minh và kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội nhân dân phải định kỳ báo cáo kết quả hoạt động quý, 6 tháng, năm hoặc khi có yêu cầu với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội có nhiệm kỳ bao lâu?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 54 Thông tư 122/2024/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân
...
4. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm.
Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đề nghị hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (hội nghị người lao động) quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban Thanh tra nhân dân trong Quân đội nhân dân có nhiệm kỳ là 02 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?
- Bài thơ về chú cảnh sát giao thông? Tổng hợp các bài thơ về chú cảnh sát giao thông hay nhất? Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ gì khi thực hiện tuần tra?
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
- Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi di chuyển tập thể dân cư thế nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người nào?