Tiểu lưu vực sông là gì? 3 trạng thái của nguồn nước trên tiểu lưu vực sông bao gồm nội dung nào?

Tiểu lưu vực sông là gì? 3 trạng thái của nguồn nước trên tiểu lưu vực sông bao gồm những nội dung nào theo quy định của pháp luật? Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được pháp luật quy định ra sao?

Tiểu lưu vực sông là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 53/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát khai thác tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc trong quá trình khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân.
2. Giám sát khai thác tài nguyên nước theo thời gian thực là việc giám sát khai thác tài nguyên nước bằng các thiết bị quan trắc, đo đạc tự động, truyền số liệu trực tuyến, liên tục theo thời gian thực.
3. Tiểu lưu vực sông: một lưu vực sông có thể bao gồm nhiều lưu vực sông nhỏ, lưu vực sông nhỏ này được gọi là tiểu lưu vực sông.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu tiểu lưu vực sông là một lưu vực sông có thể bao gồm nhiều lưu vực sông nhỏ kết nối với nhau.

Tiểu lưu vực sông là gì?

Tiểu lưu vực sông là gì? (Hình từ internet)

3 trạng thái của nguồn nước trên tiểu lưu vực sông bao gồm nội dung nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 53/2024/NĐ-CP có quy định về 3 trạng thái của nguồn nước trên tiểu lưu vực sông bao gồm:

(1) Trạng thái bình thường: lượng nước có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; đảm bảo đầy đủ lượng nước cho các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường; diễn biến, dự báo xâm nhập mặn ở những khu vực có nguồn nước thường xuyên ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác nước;

(2) Trạng thái thiếu nước: lượng nước có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội, nhưng không đáp ứng đầy đủ lượng nước cho toàn bộ các ngành kinh tế. Trạng thái thiếu nước có thể xảy ra trên toàn bộ lưu vực hoặc ở một số tiểu lưu vực sông hoặc khu vực;

(3) Trạng thái thiếu nước nghiêm trọng: lượng nước có thể khai thác không đủ cấp cho các ngành kinh tế và có nguy cơ không bảo đảm cấp cho sinh hoạt, an sinh xã hội và thiếu nước xảy ra trên diện rộng, nhiều lưu vực sông.

Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về các hoạt động điều tra cở bản tài nguyên nước được quy định như sau:

(1) Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch về tài nguyên nước, quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và nghiệm thu kết quả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025).

(2) Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất, đồng bộ, kế thừa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực.

(3) Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;

- Kiểm kê tài nguyên nước;

- Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;

- Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;

- Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025) để tổng hợp.

(4) Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như sau:

- Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Chiến lược tài nguyên nước quốc gia và quy hoạch tài nguyên nước;

- Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các nội dung chính sau đây: đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 và thứ tự ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch; mạng quan trắc tài nguyên nước; giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; tích hợp danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất;

- Thời kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn là 30 năm;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025) tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(5) Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 và quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.

Lưu vực sông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lưu vực sông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiểu lưu vực sông là gì? 3 trạng thái của nguồn nước trên tiểu lưu vực sông bao gồm nội dung nào?
Pháp luật
Lưu vực sông là gì? Việc thực hiện hoạt động chuyển nước lưu vực sông sẽ được diễn ra như thế nào?
Pháp luật
Có ưu tiên xây dựng kịch bản nguồn nước đối với lưu vực sông đã có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh không?
Pháp luật
Danh mục lưu vực sông có những danh mục nào? Danh mục lưu vực sông có nằm trong dữ liệu tài nguyên nước không?
Pháp luật
Tổ chức lưu vực sông hoạt động dựa theo quy định gì? Cơ quan nào có trách nhiệm đại diện tham gia tổ chức lưu vực sông quốc tế?
Pháp luật
Việc lập danh sách lưu vực sông nhằm những mục đích gì? Thẩm quyền lập danh sách được phân định ra sao?
Pháp luật
Các hoạt động nào trên lưu vực sông cần phải được điều phối và giám sát? Yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông là gì?
Pháp luật
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch lưu vực sông được quy định thế nào? Kinh phí thực hiện quy hoạch lưu vực sông được trích từ nguồn ngân sách nào?
Pháp luật
Quản lý lưu vực sông được dựa trên nguyên tắc nào? Danh mục lưu vực sông được phân loại như thế nào?
Pháp luật
Quy hoạch lưu vực sông gồm những quy hoạch nào? Nội dung nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lưu vực sông
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lưu vực sông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lưu vực sông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào