Tiểu sử về Bồ tát Thích Quảng Đức? Ông tự thiêu vào thời gian nào? 05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Tiểu sử về Bồ tát Thích Quảng Đức?
Hòa thượng Thích Quảng Đức sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Ông có pháp danh là Thị Thủy, pháp tự là Hành Pháp, thế danh là Lâm Văn Tuất. Gia đình có 7 anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Nương.
Năm ông lên 7 tuổi, Ông xuất gia tu học với Hoà thượng Thích Hoằng Thâm - vừa là thầy bổn sư, vừa là cậu ruột. Ngài được Hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, lấy tên là Nguyễn Văn Khiết.
Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa di, năm 20 tuổi thọ Tỳ kheo giới. Thọ giới xong, Hòa thượng Thích Quảng Đức vào một ngọn núi Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu 3 năm, chặn đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài (về sau ngài đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc). Sau khóa tu, ngài rời núi để bắt đầu công cuộc hoằng dương Phật pháp. Nhưng hai năm đầu, ngài đã thực hiện pháp hạnh đầu đà, một mình với chiếc bình bát khất thực đó đây để gieo duyên lành với chúng sanh. Sau hai năm mãn nguyện, ngài trở lại nhập thất tại chùa Sắc tứ Thiên An tại Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang.
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, Đại lão Hòa thượng Hải Đức đến tận nơi ngài đang nhập thất thăm hỏi và mời ngài về làm Chứng minh Đạo sư cho Chi hội Phật giáo Ninh Hòa trong ba năm. Sau đó ngài nhận nhiệm vụ Kiểm Tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian hoằng pháp tại các tỉnh miền Trung, Hòa thượng Quảng Đức đã kiến tạo hoặc trùng tu tất cả tổng cộng là 14 ngôi chùa.
Năm 1934, Ngài Thích Quảng Đức rời Khánh Hòa vào miền Nam để tiếp tục sứ mạng bảo vệ và phát triển Chánh pháp, Hòa thượng đã đi khắp các tỉnh miền Nam để giáo hóa, ông cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh diển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, 20 năm hành đạo ở miền Nam, ngài đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa.
Như vậy, ngài đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng, nơi ngài trụ trì là chùa Quan Thế Âm tại số 68 Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, Gia Định (hiện con đường này đã chính thức được mang tên ngài là Thích Quảng Đức).
Ngài Thích Quảng Đức cũng đã từng giữ chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ của Giáo Hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, theo theo lời thỉnh cầu của Ban Trị sự, ngài có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi, ngài xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.
*Thông tin tiểu sử về Bồ tát Thích Quảng Đức chỉ mang tính chất tham khảo
Tiểu sử về Bồ tát Thích Quảng Đức? Ông tự thiêu vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Thích Quảng Đức tự thiêu vào thời gian nào?
Ngày 20 tháng 4 nhuần năm Quý Mão, nhằm ngày 11-6-1963, trong một cuộc diễn hành của gần 1.000 Tăng Ni để tranh thủ chính sách ''bình đẳng tôn giáo'' và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, Hòa thượng Quảng Đức đã nhận ra được Chánh pháp là ngọn đuốc thần soi sáng thế nhân, còn thân ngũ uẩn chỉ là giả tạm. Ngài bèn quyết định thực hành nguyện ước là tự thiêu thân để cúng dường Phật Pháp, và cũng làm để làm động cơ thúc đẩy Chính phủ giải quyết gấp rút năm nguyện vọng của Phật giáo và giải tỏa cho 3 ngôi chùa ở Huế đang vị vây khốn.
Chính vì thâm nguyện ấy cho nên ngài Thích Quảng Đức đã tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, rồi ngồi kiết già ở giữa ngã tư Phan Đinh Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) và đã tự tay châm lửa. Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân mình, ngài Thích Quảng Đức vẫn an nhiên chấp tay tĩnh tọa, gương mặt không lộ vẻ hãi sợ, lo âu. Gần 15 phút sau, lửa tàn và ngài đã ngã xuống, trên tay vẫn còn quyết ấn Cam lồ.
Như vậy, ngài Thích Quảng Đức tự thiêu chính bản thân mình vào ngày 11-6-1963.
Thông tin Thích Quảng Đức tự thiêu vào thời gian nào chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại mục (5) nêu trên.
05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định, 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gồm:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng tôn giáo với người không theo tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch cấm đường 1 5 2025 và bản đồ cấm đường 1 5 kèm thông tin cấm đường ngày 1 5 Quảng Ninh? 1 5 có cấm đường không?
- Ngày 30 4 VTV1 và VTVgo kênh nào phát sóng trực tiếp Lễ kỷ niệm trước? Nhà đài nào chủ trì phát sóng?
- Xem lịch dự đoán kết quả ngày 30 4 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 30 4 2025? Ngày 30 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu?
- Lịch Truyền hình trực tiếp lễ diễu binh 30 4? Vị trí các màn hình LED và hướng đi của các khối diễu binh 30 4?
- Tổng hợp 30 địa điểm gửi xe quận 1 và lân cận để xem diễu binh diễu hành đại lễ 30 4 2025?