Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh?
- Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh?
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị dôi dư do sáp nhập ĐVHC có được hưởng chính sách tinh giản biên chế?
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị dôi dư do sáp nhập ĐVHC?
Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định như sau:
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI THỰC HIỆN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
1. Định hướng sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cấp tỉnh
...
1.2. Đối với công chức, viên chức, người lao động hợp đồng theo quy định
Trước mắt giữ nguyên số lượng công chức, viên chức, người lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã. Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.
Theo đó, tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì sáp nhập tỉnh trước mắt giữ nguyên số lượng công chức, viên chức, người lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã.
Như vậy, sau sáp nhập tỉnh sẽ thực hiện việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động làm việc theo hợp đồng theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.
Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị dôi dư do sáp nhập ĐVHC có được hưởng chính sách tinh giản biên chế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
...
Theo đó, đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính bị dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì sẽ thuộc đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị dôi dư do sáp nhập ĐVHC?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
...
Như vậy, đối với trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?