Tỉnh phải cử 5% cán bộ công chức về cấp xã đúng không? Mức trợ cấp khi đi công tác ở xã theo Nghị định 178?
Tỉnh phải cử 5% cán bộ công chức trong biên chế về cấp xã theo Nghị định 178 đúng không?
Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ
...
5. Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
6. Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
7. Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
8. Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Theo Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì đi công tác cơ sở bao gồm:
- Tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã
- Tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh
Do đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở ở cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã hoặc cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh
Tỉnh phải cử 5% cán bộ công chức về cấp xã đúng không? Mức trợ cấp khi đi công tác ở xã theo Nghị định 178? (hình từ internet)
Mức trợ cấp cho cán bộ công chức khi đi công tác ở xã là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ sở.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, được hưởng các chế độ sau:
- Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.
- Trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
- Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản này).
- Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau:
+ Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.
+ Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
Như vậy, cán bộ công chức khi đi công tác ở xã được nhận trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Cán bộ công chức trong trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?
Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 10 thi Đình: Các mốc thời gian quan trọng trong Hội thi Đình Trạng Nguyên Tiếng Việt Cấp Quốc gia năm 2024 - 2025?
- Sử dụng xe máy quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông đường bộ có bị tịch thu xe không theo Nghị định 168?
- 5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?
- Tinh giản biên chế: Tất cả CBCC có năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc đều được nâng lương vượt một bậc?
- Lễ vọng Phục Sinh có bao nhiêu bài đọc? Đêm Vọng Phục Sinh có những nghi thức nào? Lễ vọng Phục Sinh có phải ngày lễ lớn?