Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy cần phải thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ theo Nghị định 23?
Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy cần phải thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ theo Nghị định 23?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy như sau:
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy
1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 30 Luật Giao dịch điện tử, quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
2. Thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ 02 năm.
3. Trường hợp bị tạm đình chỉ, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến chứng thư chữ ký số công cộng đã phát hành cho đến khi được phục hồi chứng thư chữ ký số.
4. Trường hợp bị tạm đình chỉ, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm duy trì cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ cho đến khi được phục hồi chứng thư chữ ký số.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy cần phải thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ 2 năm.
Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy cần phải thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ theo Nghị định 23? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ áp dụng chung cho các loại dịch vụ tin cậy là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ áp dụng chung cho các loại dịch vụ tin cậy, phải thể hiện các nội dung sau:
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật về chữ ký số, chứng thư chữ ký số; dịch vụ tin cậy; an toàn thông tin mạng; an ninh mạng;
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin thuê bao; cập nhật danh sách các chứng thư chữ ký số có hiệu lực, bị tạm dừng, bị thu hồi; thuê bao có thể truy cập, sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần;
- Bảo đảm mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng bảo đảm khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng;
- Cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường điện tử;
- Thành phần quản lý vòng đời chứng thư chữ ký số được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường điện tử và độc lập với các hệ thống không phục vụ cho dịch vụ tin cậy;
- Hệ thống thông tin phải bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 và bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng;
- Kiểm soát sự ra vào, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị;
- Dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, các quy trình thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu, có khả năng phục hồi dữ liệu chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm hệ thống gặp sự cố; trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20 kilomet và sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố;
- Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam;
- Quy chế chứng thực theo quy định tại Điều 29 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.
Điều kiện về tài chính khi kinh doanh dịch vụ tin cậy được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền đăng ký một hoặc các dịch vụ tin cậy. Khi đăng ký bất kỳ dịch vụ tin cậy, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Giao dịch điện tử. Trong đó, các điều kiện tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật Giao dịch điện tử được quy định chi tiết như sau:
1. Về điều kiện tài chính để giải quyết rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ và thanh toán chi phí tiếp nhận, duy trì cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện một trong các hình thức sau:
a) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam áp dụng cho một hoặc các dịch vụ tin cậy. Mức ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam cho mỗi 300 nghìn thuê bao và không thấp hơn 10 tỷ đồng Việt Nam, với điều kiện doanh nghiệp không được thu tiền trả trước quá 01 năm từ thuê bao;
b) Mua bảo hiểm trách nhiệm, thiệt hại đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tin cậy để bảo đảm quyền lợi của thuê bao trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ.
...
Theo đó, về điều kiện tài chính để giải quyết rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ và thanh toán chi phí tiếp nhận, duy trì cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện một trong các hình thức sau:
- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam áp dụng cho một hoặc các dịch vụ tin cậy. Mức ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam cho mỗi 300 nghìn thuê bao và không thấp hơn 10 tỷ đồng Việt Nam, với điều kiện doanh nghiệp không được thu tiền trả trước quá 01 năm từ thuê bao;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm, thiệt hại đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tin cậy để bảo đảm quyền lợi của thuê bao trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?