Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử không?
- Tài khoản đảm bảo thanh toán dịch vụ ví điện tử có thể chuyển tiền đến tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác không?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử không?
- Việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng ví điện tử gồm nội dung gì?
Tài khoản đảm bảo thanh toán dịch vụ ví điện tử có thể chuyển tiền đến tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác không?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 27 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử như sau:
Sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử
...
3. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:
a) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết (cho việc sử dụng ví điện tử quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này);
b) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cho việc sử dụng ví điện tử quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư này);
c) Chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của chính tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đó mở tại ngân hàng hợp tác;
d) Chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác;
đ) Thanh toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị chấp nhận thanh toán, đơn vị cung ứng dịch vụ công tương ứng với giao dịch sử dụng ví điện tử để thanh toán theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư này;
e) Hoàn trả tiền cho chủ ví điện tử trong trường hợp sử dụng ví điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư này.
...
Theo đó, tài khoản đảm bảo thanh toán dịch vụ ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác và các hoạt động quy định trên đây.
Như vậy, tài khoản đảm bảo thanh toán dịch vụ ví điện tử có thể chuyển tiền đến tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử không? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng dịch vụ ví điện tử như sau:
Sử dụng dịch vụ ví điện tử
...
e) Các trường hợp đóng ví điện tử và xử lý số dư còn lại khi đóng ví điện tử theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ ví điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được nhận tiền mặt từ khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử; không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử.
6. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử hướng dẫn khách hàng sử dụng ví điện tử đảm bảo nguyên tắc:
a) Phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro, thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư này;
b) Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng ví điện tử;
c) Chỉ được sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ ví điện tử hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:
...
Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử.
Ngoài ra, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được nhận tiền mặt từ khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử.
Việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng ví điện tử gồm nội dung gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 28 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật trong mở và sử dụng ví điện tử.
Theo đó, việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng ví điện tử gồm nội dung như sau:
+ Biện pháp kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử của khách hàng;
+ Áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở và sử dụng ví điện tử của khách hàng;
+ Biện pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ để đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 và điểm c khoản 6 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN;
+ Các biện pháp đảm bảo việc sử dụng ví điện tử được thực hiện bởi chính chủ ví điện tử hoặc người được ủy quyền hoặc người đại diện hoặc người đại diện hợp pháp;
+ Các biện pháp khác do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử quy định nhằm phòng, chống rủi ro gian lận, mạo danh, vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng ví điện tử cho mục đích bất hợp pháp.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?