Tổ chức được phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Hiệp định RCEP khi đáp ứng điều kiện gì?
- Tổ chức được phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Hiệp định RCEP khi đáp ứng điều kiện gì?
- Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng có phải là chứng từ được dùng để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan không?
Tổ chức được phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Hiệp định RCEP khi đáp ứng điều kiện gì?
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Hiệp định RCEP (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT thì tổ chức cấp C/O của nước thành viên trung gian có thể phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với các điều kiện sau:
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu hoặc bản sao chứng thực chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu còn hiệu lực được xuất trình.
- Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không vượt quá thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng phải bao gồm các thông tin liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT.
- Lô hàng tái xuất sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không trải qua công đoạn gia công nào tại nước thành viên trung gian, ngoại trừ:
+ Đóng gói lại;
+ Các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho, chia tách lô hàng, hoặc chỉ dán nhãn theo quy định của nước thành viên nhập khẩu;
+ Các hoạt động cần thiết khác để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt hoặc vận chuyển hàng hóa đến nước thành viên nhập khẩu.
- Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần phải được thể hiện thay vì thể hiện tổng số lượng của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu và tổng số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần không được vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
- Thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng bao gồm ngày phát hành và số tham chiếu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện bằng những hình thức nào?
Tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định như sau:
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
...
2. Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
Theo đó, việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư 05/2022/TT-BCT.
Cụ thể, để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo các hình thức sau:
- Gửi văn bản yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin.
- Gửi văn bản yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.
- Gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin.
- Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu để quan sát cơ sở sản xuất và quy trình sản xuất hàng hóa và kiểm tra chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa bao gồm các chứng từ kế toán.
Việc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất chỉ được thực hiện sau khi tiến hành xác minh theo quy định tại điểm c khoản này.
- Hình thức khác theo thỏa thuận giữa các nước thành viên.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng có phải là chứng từ được dùng để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định về các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được dùng để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP như sau:
Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
…
2. Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.
Theo đó, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được phát hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT là một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được dùng để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?