Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ là gì? Có được Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức nước ngoài không?
Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm cụ thể của Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
2. Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.
3. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ là nhóm người thực hiện việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ là gì? (Hình từ internet)
Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có được Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức nước ngoài không?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
a) Hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
b) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
c) Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
a) Báo cáo theo quy định của Chính phủ;
b) Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
c) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ được Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức nước ngoài theo quy định về quyền của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ.
5 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 có quy định về 5 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm những nội dung sau:
(1) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
(2) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí.
(3) Công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quản lý và bảo vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được xây dựng bằng ngân sách nhà nước là tài sản công, phải được kế thừa, sử dụng chung.
(4) Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phải sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản.
(5) Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản phải được sử dụng làm nền tảng của dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
Đồng thời, khi hoạt động đo đạc bản đồ thì nghiêm cấm thực hiện những việc sau đây:
- Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
- Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
- Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
- Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
(Theo Điều 6 Luật Đo đạc và bản đồ 2018)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục hoạt động theo quy chế thế nào?
- Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?
- Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK là gì? Địa điểm và hình thức thi chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK được quy định ra sao?
- Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương được lấy từ nguồn nào theo Quyết định 528?
- Hoạt động sàn giao dịch bất động sản có phải hỗ trợ các bên lập hợp đồng giao dịch bất động sản không?