Tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh có được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ tập huấn cấp tín dụng xanh không?
Tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh có được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ tập huấn cấp tín dụng xanh không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 155 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh như sau:
Cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh
1. Khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên bố trí nguồn vốn để tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:
a) Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ đào tạo, tập huấn cấp tín dụng xanh.
Theo đó, tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ tập huấn cấp tín dụng xanh.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh còn được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển.
Tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh có được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ tập huấn cấp tín dụng xanh không? (Hình từ Internet)
Tín dụng xanh có được cấp cho dự án đầu tư sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tín dụng xanh như sau:
Tín dụng xanh
1. Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Quản lý chất thải;
d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay.
3. Khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
5. Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện và cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh.
Theo đó, tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư: sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tạo ra lợi ích khác về môi trường.
Ngoài ra, khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án nêu trên.
Như vậy, tín dụng xanh được cấp cho dự án đầu tư sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có phải là hoạt động bảo vệ môi trường không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
4. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
5. Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
6. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
…
Theo đó, hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm các hoạt động sau:
+ Hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường;
+ Ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường;
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Như vậy, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là hoạt động bảo vệ môi trường.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giá dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay được quy định như nào theo quy định hiện hành?
- Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện nay có các khung hình phạt nào?
- Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh? Tải về? Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc bao gồm những gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
- Độ tuổi chức danh lãnh đạo xã phường mới Hà Nội 2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính theo Hướng dẫn 09?